1. Dòng sự kiện:
  2. Triển lãm CES 2025

Điều gì kế tiếp con số 50% thị phần 3G của Viettel?

Vùng phủ sóng rộng nhất với số trạm dày đặc, công suất lớn giúp Viettel có hơn 50% thị phần 3G. Và con số này còn tiếp tục thay đổi khi 4G xuất hiện.

Ngô Trần Hải An – một phượt thủ nổi tiếng với biệt danh Quỷ Cốc Tử, có thể coi là một người dùng 3G rất khó tính. Ngoài việc cần sóng 3G ở khắp mọi nơi trên mọi cung đường rong ruổi, Quỷ Cốc Tử còn muốn tốc độ tải dữ liệu ổn định, nhanh để việc tải ảnh chia sẻ với bạn bè được thuận lợi. “Khi chinh phục được những địa danh mơ ước trên cung đường ít người có thể vượt qua mà không thể chia sẻ ngay bức ảnh đặc biệt trên smartphone nhờ 3G thì sẽ rất uổng”, Quỷ chia sẻ.

Cũng vì thế, chàng phượt thủ nổi tiếng khuyên các bạn trẻ thích rong ruổi, chụp hình không nên thiếu smartphone với 3G Viettel. Bởi ngay cả khi đến những vùng hẻo lánh nhất, biên giới hay hải đảo… thì 3G của nhà mạng quân đội vẫn luôn căng đầy.

 


Mỗi khi chinh phục được điểm đến đặc biệt, Quỷ Cốc Tử rất muốn chia sẻ ngay hình ảnh đặc biệt của mình trên facebook và lúc đó thì không thể thiếu 3G. Ảnh chụp màn hình.

Mỗi khi chinh phục được điểm đến đặc biệt, Quỷ Cốc Tử rất muốn chia sẻ ngay hình ảnh đặc biệt của mình trên facebook và lúc đó thì không thể thiếu 3G. Ảnh chụp màn hình.

 

Sự lựa chọn mạng 3G của Quỷ Cốc Tử có thể coi nhưng một tham khảo tốt cho những người dùng smartphone khác. Trên thực tế thì sự lựa chọn đó cũng trùng hợp ngẫu nhiên với hơn 50% người dùng smartphone khác tại Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Bộ Thông tin truyền thông, tính đến cuối năm 2014, Viettel chiếm hơn 50% thị phần 3G tại Việt Nam.

Nếu tới đảo Thổ Chu hay Trường Sa, mạng di động mà hầu hết những người đã tới đây đều khuyên dùng cũng là Viettel. Lý do là tại Trường Sa, Viettel là mạng di động duy nhất phủ sóng 2G cũng như 3G. Còn trên đảo tiền tiêu Thổ Chu, sóng 3G của Viettel thậm chí còn phủ ra ngoài biển khơi hàng chục km, giúp ngư dân, du khách… có thể lướt web, nghe nhạc, chơi facebook… khi lênh đênh trên thuyền.

Với Thổ Chu, trạm di động khổng lồ nơi đây được ví như “nóc nhà” của đảo tiền tiêu cực Tây Nam tổ quốc – ở độ cao 230 m so với mực nước biển. Với độ cao 72m, phần khung nặng 60 tấn… trạm phát sóng 3G đặc biệt của Viettel cho thấy họ đầu tư như thế nào cho một dịch vụ được coi là sống còn với các mạng di động.

Tính đến đầu tháng 9, Viettel có 32.000 trạm BTS 3G chiếm hơn 50% tổng số trạm 3G của tất cả các mạng di động tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhà mạng này tiếp tục xây dựng thêm 8.000 trạm khác để đến cuối năm con số là 40.000 – phủ sóng 3G tới 100% số xã và 95% dân số tương đương với mạng 2G hiện nay. Nếu tính cả số trạm 2G và 4G sắp tới sẽ đầu tư, kết thúc năm 2015 Viettel sẽ sở hữu hạ tầng “khủng” với 90.000 trạm phát sóng (Trong đó có 12.000 trạm 4G và 38.000 trạm 2G).


Trạm 3G ở đảo tiền tiêu Thổ Chu của Viettel cao tới 72 m, cách mực nước biển 230 m và phần khung nặng tới 60 tấn được coi như một điểm tham quan đặc biệt ở hòn đảo cực Tây Nam của tổ quốc. Ảnh: Nguyễn Quân.

Trạm 3G ở đảo tiền tiêu Thổ Chu của Viettel cao tới 72 m, cách mực nước biển 230 m và phần khung nặng tới 60 tấn được coi như một điểm tham quan đặc biệt ở hòn đảo cực Tây Nam của tổ quốc. Ảnh: Nguyễn Quân.

Giải thích việc tiếp tục xây dựng thêm trạm 3G dày đặc trên khắp đất nước dù vượt rất xa các nhà mạng khác về vùng phủ sóng, đại diện Viettel chia sẻ: “Chúng tôi muốn đảm bảo tốc độ và chất lượng 3G của mình ở mức tốt nhất nên số lượng trạm 3G cần dày đặc”.

Ông này nói thêm: “Với dịch vụ dữ liệu, chất lượng sẽ phụ thuộc vào số lượng người dùng ở gần trạm và khoảng cách từ thiết bị tới trạm phát sóng. Do đó, nếu dùng trạm có băng tần thấp, vùng phủ sóng xa hơn nhưng chất lượng sẽ không đảm bảo cho các thiết bị ở xa trạm”.

Hiện nay, với những người dùng 3G lần đầu, việc lựa chọn mạng di động ngoài giá cước có thêm một yếu tố cực kỳ quan trọng để đưa ra quyết định sử dụng là vùng phủ sóng và tốc độ cũng như sự ổn định của mạng 3G và sắp tới là 4G. Và Viettel, với “tuyên ngôn” đầu tư mạng di động “sóng khỏe, giá rẻ, phủ rộng và tốc độ cao” chắc chắn sẽ chiếm ưu thế vượt trội trên thị trường.

Năm 2013, thị phần 3G của Viettel là 41,76% và 2014 là gần 51%. Năm 2015, thị phần dịch vụ dữ liệu trên mạng di động sẽ không còn tính bằng 3G nữa mà xen kẽ với 4G. Theo công bố của nhà mạng quân đội, thương hiệu này sẽ cung cấp thử nghiệm vào cuối năm và đến quý 1/2016 sẽ có khoảng 12.000 trạm 4G, đồng thời đủ khả năng cung cấp dịch vụ chính thức. Hiện tại, Viettel đã ký hợp đồng mua thiết bị và đang tiến hành lắp đặt. Trong khi đó, các nhà mạng khác chưa công bố kế hoạch cụ thể cho 4G.

Điều gì sẽ xảy ra với thị trường dịch vụ dữ liệu khi nhà mạng quân đội tiếp tục đầu tư rất mạnh cho hạ tầng 3G, 4G và thị phần của Viettel cứ tăng mạnh qua từng năm? Người sử dụng sẽ tiếp tục có tiếng nói quyết định khi họ bỏ phiếu cho nhà mạng có dịch vụ tốt hơn.

Bùi Hải