1. Dòng sự kiện:
  2. Triển lãm CES 2025

Đĩa quang thế hệ mới lưu trữ gấp 2.000 lần DVD

(Dân trí) - Các nhà nghiên cứu thuộc trường ĐH Melbourne, Úc đã phát triển thành công một loại đĩa mới sử dụng công nghệ lưu trữ thông tin trên 5 chiều, có thể chứa dữ liệu nhiều gấp 2.000 lần so với đĩa DVD thông thường.

Đĩa quang thế hệ mới lưu trữ gấp 2.000 lần DVD - 1

Đĩa quang mới có thể chứa được hàng nghìn giờ phim.

 
Nghiên cứu được thực hiện tại trường ĐH Swinburne và mới được công bố trên tạp chí khoa học Nature.

 

Cùng kích thước như đĩa DVD, loại đĩa quang mới sử dụng cấu trúc nano để tăng thêm 2 chiều cho cấu trúc đĩa 3 chiều hiện nay nhằm tăng dung lượng lưu trữ dữ liệu. Tuy nhiên, kích thước đĩa không hề thay đổi, giáo sư Min Gu - một trong những nhà nghiên cứu tham gia vào dự án này cho biết. Hai chiều mới của đĩa quang này gồm chiều màu sắc và chiều phân cực (polarisation). Đĩa DVD hiện tại có thể lưu được 8,5 GB thông tin, trong khi đó, đĩa Blu-ray chứa được 50GB. 
 

Để tăng chiều màu sắc, các nhà nghiên cứu đã chèn vào các thanh nano (nano-rod) lên bề mặt đĩa. Nhờ đó, các nhà nghiên cứu có thể ghi thông tin ở nhiều bước sóng (wavelength) màu sắc khác nhau ở cùng một vị trí trên đĩa.

 

Theo các nhà khoa học Swinburne, công nghệ này đánh dấu một bước cải tiến lớn so với thế hệ đĩa DVD, vốn chỉ ghi đĩa bằng một bước sóng ánh sáng.

 

Chiều phân cực được tạo ra nhờ kỹ thuật chiếu bước sóng ánh sáng trên bề mặt đĩa ở nhiều góc độ khác nhau. Do trạng thái phân cực có thể quay 360 độ nên đĩa quang mới có thể ghi ở phân cực 0 độ, 90 độ…

 

Các nhà nghiên cứu thú thực thời gian ghi đĩa là vấn đề mà họ cần phải giải quyết. Tuy nhiên, giới khoa học này rất lạc quan, cho biết đĩa quang mới sẽ bắt đầu thương mại hóa trong 10 năm tới. ĐH Swinburne đã ký hợp đồng hợp tác sản xuất với Samsung.

 

Cách đây chưa lâu, hãng điện tử Mỹ General cho biết, họ đã phát triển một công nghệ lưu trữ mới có tên là Holographic, cho phép lưu tới 500 gigabyte dữ liệu trên một chiếc đĩa có kích thước như DVD thông thường.

 

N.H.

Theo PCWorld