“Chơi” di động ở làng không có điện

(Dân trí) - Thực tế rằng phải có điện lưới thì các dịch vụ sử dụng điện mới có thể theo sau nhưng ở một số vùng quê nghèo, người dân có thể sử dụng điện thoại di động khi chưa có đường điện lưới quốc gia. Bản Poọng, huyện Mường Lát, Thanh Hóa là một ví dụ.

 
“Chơi” di động ở làng không có điện - 1
Bản Poọng, xã Tam Chung, huyện Mường Lát là một trong những nơi nghèo nhất tỉnh Thanh Hóa (hơn 50% dân số vẫn thuộc diện hộ nghèo). Nơi đây, điện lưới quốc gia chưa được kéo tới nên buổi tối, người dân vẫn phải thắp sáng bằng đèn dầu.

“Chơi” di động ở làng không có điện - 2

Điều lạ lùng là ở một bản nghèo và chưa có điện nhưng rất nhiều người dân đã sở hữu và sử dụng điện thoại di động. Trong ảnh là chị Hoàng Thị Kết đang dùng di động nhắn tin cho người thân
 
“Chơi” di động ở làng không có điện - 3
Khi cầm chậu gạo đi nấu cơm, con gái chị Kết (bé Hoàng Thị Thủy) dùng chiếc di động của mẹ làm đèn pin.

“Chơi” di động ở làng không có điện - 4
 
“Chơi” di động ở làng không có điện - 5
Ở bản Poọng, việc người dân dùng điện thoại di động làm đèn pin để soi đường khá phổ biến.

“Chơi” di động ở làng không có điện - 6
Để sạc pin cho di động, người dân nơi đây dùng ắc quy hoặc sang bản bên cạnh để sạc nhờ (nơi điện lưới quốc gia đã kéo tới)

“Chơi” di động ở làng không có điện - 7
Để có thể vận hành mạng di động ở một nơi chưa có điện như bản Poọng, Viettel phải chạy máy nổ cho các trạm thu phát sóng với chi phí rất cao, hiệu quả cho việc đầu tư thấp.

“Chơi” di động ở làng không có điện - 8
Thiếu tướng Dương Văn Tính, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel chia sẻ: “Nếu chỉ tính hiệu quả đầu tư bằng tiền trong thời gian ngắn tại các xã nghèo, thậm chí rất nghèo thì dịch vụ di động còn lâu mới đến được những vùng này. Tuy nhiên, nếu nhìn ở góc độ cần tạo ra những cơ hội tốt hơn cho người nghèo tiếp cận dịch vụ viễn thông, nhanh chóng đưa Việt Nam trở thành một trong những nước có mật độ điện thoại và tỷ lệ người dùng Internet cao nhất thế giới, thì đây là việc cần làm”.

“Chơi” di động ở làng không có điện - 9
Không chỉ có ở bản Poọng, ở nhiều xã cực nghèo khác ở Thanh Hóa như Mường Tranh, Mường Lát, sóng điện thoại di động cũng đã được phủ, đem lại “cơ hội số” cho người dân nơi đây. Ông Lương Văn Bường, Chủ tịch huyện Mường Lát cho biết: “Kể từ khi có sóng di động, cuộc sống của người dân ở Mường Lát cũng có nhiều thay đổi. Họ liên lạc với nhau nhanh và dễ dàng hơn trước nhiều mà không còn ngại đường xá đi lại khó khăn. Cũng tương tự như việc mở đường bộ lên Mường Lát (giúp huyện nghèo này không còn bị chia cắt với tỉnh Thanh Hóa), đây là một điểm sáng giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, một nhân tố giúp giảm nghèo bền vững tại đây”.
 
Nguyên Anh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm