Apple nói không với WikiLeaks
(Dân trí) - Apple mới đây đã gỡ bỏ một ứng dụng cho phép người dùng xem nội dung của WikiLeaks trên App Store của mình, và giải thích rằng ứng dụng đó vi phạm quyền hạn của nhà thiết kế ứng dụng.
Gia nhập vào danh sách các công ty, tập đoàn chống lại WikiLeaks, Apple mới đây đã thông báo vừa cấm ứng dụng mang tên WikiLeaks trên iPhone/iPad, được xây dựng bởi một nhà lập trình người Nga tên Igor Barinov.
Ứng dụng này cho phép người dùng xem các trang tài liệu mật bị rò rỉ trên trang chủ cũng như các thông tin cập nhật từ trang Twitter của WikiLeaks. Ứng dụng đã được download hơn 4.000 lần trước khi Apple gỡ bỏ nó.
Giao diện ứng dụng WikiLeaks của Borinov
Ứng dụng này cho phép người dùng xem các trang tài liệu mật bị rò rỉ trên trang chủ cũng như các thông tin cập nhật từ trang Twitter của WikiLeaks. Ứng dụng đã được download hơn 4.000 lần trước khi Apple gỡ bỏ nó.
Giao diện ứng dụng WikiLeaks của Borinov
Sau khi bị gỡ bỏ, Borinov đã liên hệ với Apple và nhận được câu trả lời rằng anh đã vi phạm 2 giới hạn dành cho nhà thiết kế ứng dụng.
Thứ nhất, lập trường của Apple quy định mọi ứng dụng nào có nội dung công kích, phỉ báng, chia rẻ… nhằm vào cá nhân hay tập thể đều bị loại bỏ.
Lý do thứ 2 được đưa ra liên quan đến mức độ hợp pháp của các tài liệu của WikiLeaks. Mặc dù các tài liệu của WikiLeaks chưa được xác nhận mức độ tin cậy lẫn hợp pháp, nhưng Apple chọn giải pháp an toàn khi cho rằng các tài liệu đó đều là bất hợp pháp và gây ra nhiều tranh cãi.
“Các ứng dụng phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và hợp pháp với tất cả người dùng trên mọi quốc gia” – Apple giải thích cho quyết định của mình.
Ứng dụng này được Borinov phát hành đầu tiên vào ngày 17 tháng 12 nhưng bị gỡ bỏ chỉ 3 ngày sau đó. Borinov cho hay lý do mình viết ứng dụng này vì hứng thú với những thông tin liên quan đến UFO mà anh hy vọng sẽ được chia sẻ trên những tài liệu rò rỉ của WikiLeaks. Ứng dụng có giá 1.99 USD, và sẽ ủng hộ 1 USD mỗi lượt download cho WikiLeaks.
Ứng dụng hiện vẫn đang tồn tại phiên bản trên nền tảng Android. Apple khẳng định không chấp nhận bất kỳ ứng dụng nào liên quan đến WikiLeaks trong tương lai. Mặc dù vậy, trang web WikiLeaks vẫn có thể truy cập bình thường trên iPhone và iPad thông qua trình duyệt web.
Đầu tháng này, Amazon cũng đã từ chối không cho phép WikiLeaks tiếp tục sử dụng server của mình. Các công ty tài chính như Paypal, MasterCard và Visa cũng từ chối mọi giao dịch liên quan đến WikiLeaks. Hậu quả là các công ty này đã chịu cuộc tấn công từ chối dịch vụ (ddos) mạnh mẽ từ phía các hacker ủng hộ WikiLeaks, làm ngưng trệ hoạt động trong một thời gian dài.
Các mạng xã hội như Facebook và Twitter cũng chịu cảnh bị tấn công tương tự sau khi gỡ bỏ các nội dung liên quan đến WikiLeaks. Tuy nhiên sau đó, 2 mạng xã hội này đã trở lại chấp thuận cho phép chia sẻ các nội dung của WikiLeaks.
Lý do thứ 2 được đưa ra liên quan đến mức độ hợp pháp của các tài liệu của WikiLeaks. Mặc dù các tài liệu của WikiLeaks chưa được xác nhận mức độ tin cậy lẫn hợp pháp, nhưng Apple chọn giải pháp an toàn khi cho rằng các tài liệu đó đều là bất hợp pháp và gây ra nhiều tranh cãi.
“Các ứng dụng phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và hợp pháp với tất cả người dùng trên mọi quốc gia” – Apple giải thích cho quyết định của mình.
Ứng dụng này được Borinov phát hành đầu tiên vào ngày 17 tháng 12 nhưng bị gỡ bỏ chỉ 3 ngày sau đó. Borinov cho hay lý do mình viết ứng dụng này vì hứng thú với những thông tin liên quan đến UFO mà anh hy vọng sẽ được chia sẻ trên những tài liệu rò rỉ của WikiLeaks. Ứng dụng có giá 1.99 USD, và sẽ ủng hộ 1 USD mỗi lượt download cho WikiLeaks.
Ứng dụng hiện vẫn đang tồn tại phiên bản trên nền tảng Android. Apple khẳng định không chấp nhận bất kỳ ứng dụng nào liên quan đến WikiLeaks trong tương lai. Mặc dù vậy, trang web WikiLeaks vẫn có thể truy cập bình thường trên iPhone và iPad thông qua trình duyệt web.
Đầu tháng này, Amazon cũng đã từ chối không cho phép WikiLeaks tiếp tục sử dụng server của mình. Các công ty tài chính như Paypal, MasterCard và Visa cũng từ chối mọi giao dịch liên quan đến WikiLeaks. Hậu quả là các công ty này đã chịu cuộc tấn công từ chối dịch vụ (ddos) mạnh mẽ từ phía các hacker ủng hộ WikiLeaks, làm ngưng trệ hoạt động trong một thời gian dài.
Các mạng xã hội như Facebook và Twitter cũng chịu cảnh bị tấn công tương tự sau khi gỡ bỏ các nội dung liên quan đến WikiLeaks. Tuy nhiên sau đó, 2 mạng xã hội này đã trở lại chấp thuận cho phép chia sẻ các nội dung của WikiLeaks.
Phạm Thế Quang Huy
Theo DigitalTrends
Theo DigitalTrends