6 mẹo cực hay để chụp ảnh siêu đẹp với mọi smartphone

Càng ngày, smartphone càng khiến cho việc chụp ảnh không còn là điều gì đó cao siêu.

Tất nhiên, các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp sử dụng những thiết bị pro, cao cấp và góc nhìn độc đáo, đắt giá khi chụp ảnh. Nhưng có những bí quyết sẽ giúp bạn thu hẹp đáng kể khoảng cách giữa họ với người dùng bình thường.

1. Đừng quá lo lắng đến nguyên tắc 1/3:

Nếu như bạn từng học qua những lý thuyết cơ bản về nhiếp ảnh thì khả năng cao là bạn đã nghe đến nguyên tắc này. Hãy hình dung khuôn hình được chia thành 3 đường kẻ dọc và 3 đường kẻ ngang, tạo thành 9 ô vuông với kích cỡ bằng nhau. Chủ thể của bức ảnh nên nằm ở những điểm giao cắt của các đường ngang và đường dọc này để thu hút mắt nhìn và tạo điểm nhấn cho bức ảnh nhất.


Bức ảnh đẹp là nhờ 2 yếu tố then chốt: khoảnh khắc và ánh sáng.

Bức ảnh đẹp là nhờ 2 yếu tố then chốt: khoảnh khắc và ánh sáng.

Trên thực tế, nguyên tắc mà nhiều người tưởng như là "bất di bất dịch" này chỉ là một mẹo để giúp các nhiếp ảnh gia đa dạng hóa góc chụp của mình mà thôi. Người dùng bình thường hoàn toàn có thể phớt lờ mẹo này. Chỉ cần nhớ: một bức ảnh được coi là đẹp hoặc thú vị nhờ vào 2 yếu tố chủ yếu là ánh sáng và khoảnh khắc chụp mà thôi.

2. Chụp khoảnh khắc, không phải người hay vật

Giả sử bạn đang đi nghỉ với gia đình. Bạn sẽ chụp ảnh như thế nào?

Có lẽ bạn chỉ chĩa camera vào cảnh tượng rồi nhấn nút. Cũng có thể bạn sẽ tập hợp tất cả người thân, yêu cầu họ dàn hàng trước một phong cảnh nào đó rồi nói "cười lên". Cứ chụp như vậy từ lần này qua lần khác là bạn sẽ nghiệm ra một sự thật sâu sắc: những nụ cười gượng gạo, giả tạo trông tệ hệt như nhau dù hậu cảnh có là con hổ trong vườn thú hay kim tự tháp Ai Cập đi nữa.

Đừng quên rằng chúng ta chụp ảnh là để lưu giữ lại một thời điểm, khoảnh khắc nào đó trong cuộc đời của mình, Nhưng ngay khi bạn bắt tất cả mọi người dừng lại và cười trước ống kính thì cảm xúc chân thực cũng lập tức biến mất.


 Đây là một khoảnh khắc.

 Đây là một khoảnh khắc.

Do đó, hãy thử lặng lẽ chụp những bức hình cho thấy mọi người xung quanh bạn đang tương tác với người khác và với không gian xung quanh như thế nào. Các nhiếp ảnh gia gọi đó là những "khoảnh khắc quyết định", là những cử chỉ hình thể, những nét cảm xúc chân thực, tự nhiên, đáng nhớ nhất.

Đừng lo lắng đến việc phải tập trung hết tất cả mọi người hoặc chụp hết mọi nét đẹp bạn nhìn thấy vào một khung hình. Thay vào đó, hãy tìm kiếm những sự tương tác nhỏ tạo nên ký ức. Tụi trẻ chơi đùa trên cát. Chồng/vợ bạn bỏ kính ra để thưởng lãm cảnh đẹp. Bố mẹ bạn kể chuyện vui trong bữa tối. Đó mới là những gì bạn muốn lưu lại.

3. Liên tục di chuyển

Góc chụp nhàm chán nhất chính là ngang bằng với mắt bạn. Mặt người lớn trông "bèn bẹt", trẻ con thì lố nha lố nhố.


 Hãy liên tục di chuyển, chọn những góc chụp khác biệt.

 Hãy liên tục di chuyển, chọn những góc chụp khác biệt.

Những bức ảnh đẹp mang đến cho người xem những góc nhìn khác biệt. Bạn có thể nằm dài trên sàn nhà để ghi lại trải nghiệm của chủ thể, từ chính chiều cao của họ (đối với trẻ con chẳng hạn). Nguyên tắc đề ra là bạn phải tích cực di chuyển. Những bức ảnh đẹp nhất sẽ ra đời khi bạn trèo lên điểm cao, chạy từ góc này sang góc kia, thậm chí đi vòng tròn quanh người/vật mình muốn chụp.

Lần tới, khi bạn muốn chụp 1 bức ảnh thú vị, hãy thử chụp nó ở 6 góc khác nhau hoàn toàn. Càng thực hành mẹo này thường xuyên, bạn sẽ càng khám phá ra nhiều góc ảnh hay ho và các bức ảnh sẽ dần đẹp hơn.

4. Đứng thật gần chủ thể

"Nếu như bức ảnh của bạn không đủ đẹp thì đó là vì bạn không đứng đủ gần". Nguyên lý này do nhiếp ảnh gia nổi tiếng Robert Capa đúc rút ra. Lý do rất đơn giản: nhiếp ảnh tồn tại để đưa người xem thâm nhập vào một khoảnh khắc. Bạn càng đứng xa chủ thể chụp thì việc thâm nhập càng khó.


 Đứng thật gần chủ thể khi chụp.

 Đứng thật gần chủ thể khi chụp.

Nếu chỉ đơn thuần là zoom vào thì cũng chẳng giải quyết được gì, đấy là chưa kể nó còn ảnh hưởng đến chất lượng và độ phân giải của ảnh. Thay vào đó, hãy zoom bằng chính đôi chân của bạn ấy. Hãy học cách lại gần chủ thể mà không gây chú ý. Bạn càng gần họ thì bức ảnh của bạn càng có chiều sâu.

5. Quan tâm tới hậu cảnh nhiều ngang chủ thể, thậm chí hơn

Hậu cảnh có thể biến một bức ảnh từ tẻ nhạt thành ra bắt mắt, do đó, hãy tìm kiếm một hậu cảnh thú vị cho chủ thể của mình. Hãy tìm kiếm những hoa văn/hình ảnh có tính lặp lại, đưa chúng vào khuôn hình để chủ thể của bạn được tôn lên.


 Hậu cảnh có thể tăng thêm độ thú vị cho bức ảnh nhiều lần

 Hậu cảnh có thể tăng thêm độ thú vị cho bức ảnh nhiều lần


 Một hậu cảnh thú vị khác.

 Một hậu cảnh thú vị khác.

6. Biết khi nào nên bỏ máy xuống

Một việc cũng rất quan trọng với nhiếp ảnh là biết khi nào nên dừng lại. Bạn sẽ không thể tận hưởng trọn vẹn kỳ nghỉ với gia đình nếu như lúc nào cũng khư khư cái máy ảnh/điện thoại. Bạn thậm chí còn không nhận ra được đâu là khoảnh khắc tuyệt vời nếu cứ cách 2 giây lại giơ máy lên chụp.

Theo Vietnamnet

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm