Y tế từ xa - Giải pháp phòng bệnh mãn tính không lây
(Dân trí) - Dù là ở châu Âu, châu Mỹ hay châu Á, châu Phi… các chuyên gia đều khẳng định: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Tuy nhiên, làm thế nào để điều này trở thành hiện thực tại Việt Nam, giúp gián tiếp giảm tải các khoa ung bướu, nội tiết, tim mạch ở tuyến trung ương?
Bệnh không lây nhiễm - Phòng hơn chữa!
Một cách tổng quát, phòng bệnh có 3 cấp độ đó là ngăn không cho các bệnh tật xảy ra (chủng ngừa, dinh dưỡng, lối sống…); thứ 2 là nhận diện, phátĠhiện mầm bệnh từ lúc nó còn “trứng nước”, chưa phát tác… để từ đó có hướng điều trị ngay; và thứ 3 là ngăn ngừa không cho biến chứng, hậu quả xuất của bệnh tật đã được điều trị ổn định (bệnh mãn tính) xảy ra.
Trên thực tế, trong lĩŮh vực phòng ngừa các bệnh mãn tính, cả 3 mặt trận này đang gặp nhiều khó khăn.
Cụ thể, ở cấp độ 1, mặc dù đã có nhiều tuyên truyền về chế độ dinh dưỡng, lối sống nhưng mức độ lan toả chưa cao, nhiều vùng vẫn duy trì những tập quánĠăn uống mất vệ sinh, vừa gây ra các bệnh trước mắt như viêm đường ruột – dạ dày; viêm da…, vừa là những ẩn hoạ ung thư lâu dài... hay ăn uống thiếu khoa học dẫn tới béo phì, thừa cân – thủ phạm gây bệnh tim mạch, đái tháo đường, viêm khớp….
<įp>
Trong khi đó, khám định kỳ, tầm soát ung thư, đái tháo đường, huyết áp cao cũng chưa được người dân chú trọng. Chương trình quốc gia triển khai tới đâu người dân mới quan tâm tới tầm soát bệnh còn lại không chú ý đi khám định kỳ, đi khám ngay ūhi có các dấu hiệu bệnh hoặc trong độ tuổi nguy cơ cao. Hậu quả là nhiều loại ung thư chỉ phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn; nhiều trường hợp tăng huyết áp không biết đã bị tai biến…
Những trường hợp ung thư, tim mạch may mắn được điều trị khỏi hoặc ổn định lại có nguy cơ tái phát cao bởi thiếu sự chỉ dẫn, chăm lo của bác sĩ. Trên thực tế, bệnh nhân chỉ tin tưởng bệnh viện tuyến trên, trong khi các bệnh viện này luôn quá tải; chưa kể theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long,Ġhiện các bác sỹ lại phải dành tới 75% thời gian làm việc cho công tác hành chính, giấy tờ (tức 6/8 giờ làm việc hàng ngày cho thủ tục hành chính)…. Do đó bác sĩ không có thời gian để tư vấn cho bệnh nhân. Ngược lại, người bệnh cũng ngại tái khám, kiểm tra định kỳ hay nhờ bác sĩ tư vấn những khúc mắc về chăm sóc bản thân tại nhà…
Hậu quả là hình thành vòng luẩn quẩn bệnh ung thư gia tăng - các bệnh viện quá tải khiến tỉ lệ bệnh nhân nặng và tử vong rất cao so với thế giới. Ví như tỉ lệ tử vong do các bệnh không lây truyền tại Việt Nam trong đó có ung thư chiếm tới gần 70% trong khi tỉ lệ này tại Úc chỉ là 10%.
Ngoài ra, sự gia tăng nŨanh chóng các bệnh không lây nhiễm được dự đoán sẽ cản trở các sáng kiến giảm nghèo ở các nước thu nhập thấp, tăng chi phí hộ gia đình cùng chi phí chăm sóc sức khỏe. Các nơi nguồn lực thấp, chi phí cho các bệnh không lây nhiễm có thể làm kiệt quệ chi Űhí của các hộ gia đình, kiềm chế sự phát triển.
Y tế từ xa – Hướng phòng bệnh mãn tính hiệu quả
Trong khi đó, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trên 40% ung thư có thể phòŮg ngừa được thông qua ăn uống hợp lý, tập luyện thể dục đều đặn, không hút thuốc, uống rượu bia...
Và kinh nghiệm về mô hình và chương trình phòng chống bệnh không lây nhiễm của một số quốc gia như Mỹ, Nhật, Thái Lan và Úc, cho thấyĠy tế từ xa là 1 trong những giải pháp hiệu quả trong bối cảnh Việt Nam hiện nay thiếu 1 hệ thống y tế dự phòng đủ mạnh, thiếu nguồn nhân lực, đầu tư cho y tế dự phòng còn hạn chế.
Ví như việc chăm sóc các bệnh nhân mãn tính sau khũ đã điều trị ổn định thông qua mô hình y tế từ xa sẽ giúp bệnh nhân luôn được quan tâm đúng đắn, từ đó tiết kiệm được chi phí.
Các nghiên cứu tại Úc cho thấy, nếu không có y tế từ xa, chi phí cho điều trị bệnh nhân mãn tính sẽ cao ŧấp 3,5 lần nhờ tiết kiệm chi phí đi lại cho các bệnh nhân ở vùng sâu vùng xa – thay vì phải di chuyển hàng trăm cây số để đến bệnh viện tuyến trên, nay họ chỉ cần phải nằm ở cơ sở y tế tuyến dưới để được chuẩn đoán và điều trị trực tuyến thông qua hệ tŨông y tế từ xa.
“Việc ứng dụng công nghệ y tế từ xa với việc đưa kết quả chiếu chụp lên đám mây cho phép người bệnh có thể xin tham vấn từ nhiều bác sĩ giỏi từ khắp nơi trên thế giới mà vẫn tiết kiệm được rất nhiều chi phí.
ļp>Thử làm một phép so sánh trong trường hợp tầm soát ung thư, chi phí chụp PET-CT tại Singapore là 7.000 USD chưa kể chi phí vé máy bay, đi lại và ăn ở, trong khi chi phí này tại Việt Nam là dưới 30 triệu mà chất lượng ngang bằng nhau. Rõ ràŮg, người bệnh được hưởng lợi rất nhiều do tiết kiệm được chi phí mà vẫn có được phác đồ điều trị tối ưu từ những bác sĩ đầu ngành tại các quốc gia có nền y tế phát triển trên thế giới”, ông Hà Huy Hào, Tổng giám đốc Polycom Việt Nam, dẫn.
č“Ngoài ung thư, giải pháp công nghệ y tế từ xa đặc biệt có hiệu quả điều trị bệnh nhân đột quỵ hoặc tai biến mạch máu não. Trong khoảng thời gian nhất định nếu được kết nối và tương tác trực tiếp với chuyên gia y tế để tư vấn và hướng dẫn điều tr᷋ thông qua hệ thống video với hình ảnh và âm thanh chất lượng cao theo thời gian thực, bệnh nhân có thể sẽ tránh được nguy cơ phải phẫu thuật não”, ông Ron Emerson, Giám đốc toàn cầu các giải pháp về y tế Tập đoàn Polycom, dẫn chứng.
Như vậy, nếu triển kŨai y tế từ xa tới các vùng núi, vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo, chắc chắn sẽ giảm được gánh nặng của các bệnh không lây nhiễm đang chiếm tới trên 2/3 tổng gánh nặng bệnh tật và tử vong tại nước ta hiện nay.
<Ţ>Nhân Hà