Xuất hiện dịch tả lợn châu Phi tại Việt Nam

(Dân trí) - Chiều ngày 19/2, Cục trưởng Cục Thú Y (Bộ NN&PTNT) Phạm Văn Đông - cho biết, tại Việt Nam đã xuất hiện ổ dịch về dịch tả lợn châu Phi tại Hưng Yên và Thái Bình.

Hop  bao cung cap  thong  tin
Quang cảnh buổi làm việc tại Cục Thú y, chiều 19/2.

Cụ thể, từ ngày 1/2, theo báo cáo tại tại Hưng Yên đã phát hiện tại hộ ông Dương Văn Vũ (xã Trung Nghĩa, TP Hưng Yên), ông Lê Xuân Tình (xã Yên Hòa, huyện Yên Mỹ - Hưng Yên) có bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Còn tại Thái Bình đã phát hiện bệnh ở một số hộ chăn nuôi tại xã Đông Đô, huyện Hưng Hà.

Cuc truong Cuc Thu  y Pham Xuan Dong
Ông Phạm Xuân Đông - Cục trưởng Cục Thú y.

Ông Phạm Xuân Đông cho biết, ngay sau khi phát hiện ổ dịch tả lợn Châu Phi, Bộ NN&PTNT, Cục Thú y và địa phương đã vào cuộc chỉ đạo quyết liệt đồng bộ giải pháp chống dịch như tiêu hủy toàn bộ số lợn của các hộ chăn nuôi; tổng vệ sinh phun thuốc sát trùng liên tục khu vực có hộ dịch; thành lập chốt kiểm dịch, quản lý chặt chẽ việc vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn vùng có dịch; tổng rà soát tình hình các đàn lợn trên địa bàn các xã có dịch và các địa phương xung quanh; tổ chức lấy mẫu để xét nghiệm các hộ chăn nuôi lợn xung quanh hộ có dịch và có kết quả âm tính. 

Ông Đông đưa ra khuyến cáo, người chăn nuôi không bán chạy lợn bệnh, giết mổ, buôn bán lợn bệnh. Khi phát hiện lợn ốm, lợn chết cần báo cho cơ quan thú y và chính quyền cơ cơ sở để kịp thời xử lý ổ dịch. Nếu không sẽ rất khó kiểm soát dịch bệnh vì hiện chưa có vắc xin chữa trị, buộc phải tiêu hủy.

kiem tra dich ta lon.jpg

Dịch xuất hiện ở một số hộ chăn nuôi ở một số xã của tỉnh Hưng Yên và Thái Bình. Người dân và người chăn nuôi không nên hoang mang, chủ động khử động vệ sinh bằng vôi bột, phun thuốc khử trùng. Kiểm soát chặt chẽ người ra vào cơ sở chăn nuôi, mua lợn giống, lợn thịt từ các cơ sở uy tín. 

Đặc biệt, dịch bệnh tả lợn châu Phi không lây sang người do vậy người yên tâm sử dụng các sản phẩm từ thịt lợn.

Về nguyên nhân dẫn đến lây lan dịch tả lợn châu Phi, ông Đông nhận định, có thể do chim di cư. Hiện nay ở Trung Quốc, Mông Cổ, Liên Bang Nga,… đang có dịch, nên nhiều chim di cư đang ở vùng này di  chuyển sang vùng khác thích hợp hơn về khí hậu, chim di cư có thể tiếp xúc con có bệnh ở cơ sở chăn nuôi hoặc lợn rừng bị chết ở trong rừng, chim sống trong rừng ăn phải thịt này và kéo theo mầm bệnh.

Nguyễn Dương

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm