1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Xoá nỗi buồn hôi miệng

Hơi thở hôi tuy không là bệnh lớn nhưng lại là vấn đề tâm lý lớn, ảnh hưởng đến giao tiếp, gây khó chịu cho người đối diện.

Những nguyên nhân chủ yếu gây hơi thở hôi có thể đề cập tới
gồm:

Những nguyên nhân chủ yếu gây hơi thở hôi có thể đề cập tới gồm:

Thực phẩm: Những mẩu thức ăn vụn bám quanh răng là thủ phạm làm hơi thở có mùi. Thực phẩm có tinh dầu như hành, tỏi và một số loại gia vị khác cũng vậy.

Sau khi được tiêu hóa, tinh dầu những loại thực phẩm có mùi hăng cay này vào máu và được thải trừ qua phổi làm hơi thở hôi cho đến khi những chất này được thải trừ hết khỏi cơ thể.

Các vấn đề vệ sinh răng miệng: Vệ sinh răng không đều đặn, không đúng cách, không sạnh hết các mẩu thức ăn bám quanh răng và trong kẽ răng, cộng với các bệnh quanh răng sẽ là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển và sinh các chất gây hôi như hydrogen sulfide (tương tự như các hợp chất gây mùi trứng thối).

Những lớp vi khuẩn bám quanh răng, nếu không được loại bỏ thường xuyên khi đánh răng sẽ tạo các mảng bám quanh chân răng, gây viêm răng lợi và làm hơi thở hôi. Bề mặt lưỡi cũng có thể là nơi chứa nhiều vi khuẩn góp phần gây hôi miệng.

Các bệnh lý: Nhiều trường hợp hơi thở hôi không có nguyên nhân từ răng miệng mà do các bệnh nội khoa. Điển hình là các bệnh gan thận làm hơi thở có mùi cá. Những người xơ gan, suy giảm chức năng gan cũng bị hôi miệng.

Hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản cũng thường làm hơi thở có mùi hôi. Sản phẩm chuyển hóa của một số thuốc như thuốc điều trị tăng huyết áp, bệnh lý thận, bệnh lý tâm thần cũng có thể gây hơi thở hôi khi được thải trừ qua phổi.

Tình trạng của miệng, mũi và họng: Các bệnh lý của mũi xoang cũng làm hơi thở hôi khi bị viêm nhiễm tạo ra các chất dịch viêm, mủ chảy xuống khoang mũi sau.

Những viêm nhiễm của hầu họng như viêm amidan, viêm họng hạt, viêm loét thanh - khí - phế quản, bệnh lý bẩm sinh của khoang mũi miệng như hở hàm ếch... cũng là điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở và làm hơi thở hôi.

Khô miệng cũng là nguyên nhân của hôi miệng. Bình thường nước bọt được tiết ra thường xuyên với số lượng khoảng 1,5 lít/ngày, có vai trò làm sạch khoang miệng và có chứa một số kháng thể có khả năng diệt khuẩn.

Khi được tiết ra miệng và được nuốt thường xuyên sẽ khiến cho vi khuẩn khó phát triển trong miệng nên miệng không có mùi hôi. Khi khô miệng, lượng nước bọt tiết ra rất ít và ứ đọng làm vi khuẩn phát triển nên miệng thường có mùi hôi.

Hút thuốc làm hơi thở hôi ở hai lý do: hút thuốc gây khô miệng, gây nhiều viêm nhiễm trong khoang miệng như viêm quanh răng, viêm lợi, viêm lưỡi, viêm xoang. Khói thuốc lá, thuốc lào cũng chứa nhiều hợp chất mà khi bám quyện với nước bọt tạo mùi rất hôi.

Lời khuyên của thầy thuốc

Có thể phòng tránh chứng khô miệng, hôi miệng bằng cách giữ vệ sinh răng miệng: Làm sạch thức ăn còn giắt trong kẽ răng bằng chỉ nha khoa hàng ngày, nạo sạch lưỡi vào buổi sáng. Dùng kem đánh răng có chứa fluoride, súc miệng nước muối nhiều lần trong ngày (khi bị khô miệng) hoặc súc miệng hàng ngày bằng các dung dịch súc miệng có bán tại các hiệu thuốc. Uống nước thường xuyên để giữ ẩm miệng.

Cần khắc phục các chứng bệnh tai mũi họng, răng miệng, hầu họng, tuyến nước bọt, hạn chế thở bằng miệng sẽ bớt khô miệng, hôi miệng. Nếu khô miệng do dùng thuốc, cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cách hạn chế tác dụng phụ của thuốc.

Nếu khô miệng, hôi miệng do mắc một số bệnh lý đòi hỏi người bệnh cần phải thay đổi lối sống và đi khám bác sĩ thường xuyên. Điều trị tích cực các bệnh lý ở các cơ quan khác: bệnh gan, thận, bệnh đái tháo đường, hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản... Nên hạn chế sử dụng nước uống và thực phẩm có hàm lượng đường cao, không uống rượu, không hút thuốc...

Theo BS Minh Anh

Sức khỏe và Đời sống

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm