Xạ trị gây nên những tác dụng phụ gì?

(Dân trí) - Xạ trị là phương pháp điều trị phổ biến nhất trong điều trị ung thư. Đây là phương pháp sử dụng bức xạ ion hóa, năng lượng cao như tia X, tia gamma, hạt nguyên tử electron, hạt beta, các điện tử để tiêu diệt tế bào ung thư.

Hiện nay, xạ trị vẫn là một phương pháp điều trị quan trọng, hàng đầu và được sử dụng điều trị kết hợp với các phương pháp điều trị khác như phẫu thuật, hóa trị, liệu pháp miễn dịch, dinh dưỡng nhằm gia tăng t lệ sống thêm, giảm t lệ tái phát của người bệnh ung thư.

Xạ trị gây nên những tác dụng phụ gì? - 1

Mục đích của điều trị tia xạ:

- Điều trị tia xạ triệt căn: tiêu diệt hoàn toàn các tế bào ung thư trong khu vực được chiếu xạ để đạt được điều trị tận gốc bệnh ung thư.

- Điều trị tia xạ tạm thời: làm giảm sự tiến triển của khối u đã xâm lấn rộng tại chỗ hoặc khối u đã di căn, không thể điều trị triệt căn.

- Điều trị triệu chứng: làm giảm một số triệu chứng chính của ung thư giai đoạn cuối (đau, hội chứng chèn ép,…).

Theo GS.TS Lê Thị Hương, Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội), tùy vào đặc điểm vị trí ung thư, thời gian chiếu xạ, liều chiếu xạ, gây ra các tác dụng phụ khác nhau trên người bệnh. Tác dụng phụ của xạ trị thường xảy ra ở tuần điều trị thứ hai và thứ ba, có thể phản ứng mạnh nhất ở tuần thứ tư và thứ năm trước khi kết thúc liệu trình điều trị và tiếp tục trong khoảng 2 - 3 tuần sau điều trị.

Một số tác dụng phụ phổ biến như: giảm cân, khó nuốt, nôn/buồn nôn, thay đổi vị giác, khô miệng, táo bón/tiêu chảy, thiếu máu…

Trong đó xạ trị vào vùng não có thể gây rụng tóc, nôn, buồn nôn, mệt mỏi, thay đổi trên da, nhìn mờ. Xạ trị vùng trực tràng dẫn đến tiêu chảy, mệt mỏi, rụng tóc, thay đổi về đời sống tình dục, thay đổi về da, thay đổi về hệ tiết niệu, bàng quang. 

Hà An

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm