1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Vũ Hoàng Thanh Tâm: Hỗ trợ giảm huyết áp - căn nguyên gây đột quỵ

Trường Thịnh

(Dân trí) - Các nghiên cứu khoa học trong nhiều thập kỷ gần đây đã chỉ ra, tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ chính gây tai biến mạch máu não (đột quỵ não). Cứ giảm 5 mmHg huyết áp tâm thu, nguy cơ tai biến mạch máu não sẽ giảm 30 - 40 %.

Theo tài liệu nghiên cứu Tăng huyết áp và tai biến mạch não của GS.TS. Nguyễn Lân Việt (Viện Tim mạch Việt Nam), Nghiên cứu Đột quỵ Toàn cầu (International Stroke Trial) cho thấy 54% bệnh nhân tai biến mạch máu não có huyết áp tâm thu lớn hơn 160 mmHg (huyết áp khi tim co bóp). Nghiên cứu Đột quỵ Cấp tính ở Trung Quốc (Chinese Acute Stroke Trial) cũng cho thấy, 48% bệnh nhân tai biến mạch máu não có huyết áp tâm thu lớn hơn 160 mmHg.

Đi sâu nghiên cứu các trường hợp tai biến mạch não thể nhũn não (là thể đột quỵ não do tắc nghẽn mạch máu não, chiếm 80 - 90% số ca đột quỵ), các nhà khoa học đã chỉ ra tăng huyết áp làm tăng vữa xơ động mạch. Sự nứt ra của mảng vữa xơ dẫn tới hình thành cục máu đông, làm tăng quá trình hoạt hóa, tăng đông trong lòng mạch, tạo nên yếu tố co thắt mạch, gây hẹp, tắc lòng mạch, từ đó gây ra tai biến mạch máu não.

Vũ Hoàng Thanh Tâm: Hỗ trợ giảm huyết áp - căn nguyên gây đột quỵ - 1

Vũ Hoàng Thanh Tâm - An cung chiếm 82% thị phần Hàn Quốc

Các tài liệu y khoa có từ nhiều thập kỷ trước đã khẳng định, tăng huyết áp thúc đẩy quá trình vữa xơ động mạch não nói chung, đặc biệt gây vữa xơ và hẹp hệ thống động mạch nền sọ. Đây là yếu tố nguy cơ trực tiếp dẫn tới đột quy não thể tắc nghẽn mạch máu não.

Ở các trường hợp tai biến mạch máu não thể xuất huyết não (chiếm 10 - 20% ca tai biến mạch máu não), vai trò của tăng huyết áp cũng được kể đến như là một trong vài nguyên nhân chủ yếu. Mạch máu não chịu áp lực rất cao, phải có vai trò của tổn thương mạch máu trước đó như vữa xơ động mạch, bệnh mạch máu dạng bột ở người già… mới dẫn tới hiện tuợng vỡ vi phình mạch não. Hiện tượng vỡ mạch máu và gây chảy máu não cũng thường xảy ra trên vùng nhu mô não đã có sự thiếu máu cục bộ mãn tính từ trước. Đây đều là các yếu tố bắt nguồn từ quá trình tăng huyết áp tích tụ trong một thời gian dài gây nên.

Ổn định huyết áp với Vũ Hoàng Thanh Tâm

Hai nghiên cứu nổi tiếng là nghiên cứu PSC (Prospective Studies Collaborration 2002) và nghiên cứu APCSC (Asia - Pacific Cohort Studies Collaboration 2003) đều chứng minh rằng, cứ giảm 5 mmHg huyết áp tâm thu thì giảm dược 30 - 40 % nguy cơ tai biến mạch máu não.

Bởi vậy, để phòng chống đột quỵ não, giải pháp căn cơ được các chuyên gia y tế khuyến nghị là phải giải quyết vấn đề tăng huyết áp. Có như vậy, đột quỵ não mới không xảy đến, tránh để người bệnh rơi vào tình cảnh xảy ra đột quỵ não có nguy cơ tử vong cao hoặc cũng để lại những di chứng hết sức nặng nề trong suốt phần đời còn lại.

Ở nước ta, tình hình tăng huyết áp trong dân số tăng dần theo từng năm. Nghiên cứu cho thấy, nếu như năm 1999 chỉ có 16,06% người khảo sát ở Hà Nội bị tăng huyết áp, thì tới năm 2001 con số này đã tăng lên 23,2%. Tới năm 2008, nghiên cứu đã cho thấy, 25,1% người được khảo sát ở 8 tỉnh và thành phố đã có bệnh lý tăng huyết áp. Sự gia tăng bệnh lý tăng huyết áp đã gián tiếp làm gia tăng bệnh đột quỵ não, trở thành vấn đề thời sự y khoa rất được chú ý trong thời gian gần đây.

Vũ Hoàng Thanh Tâm: Hỗ trợ giảm huyết áp - căn nguyên gây đột quỵ - 2
An cung Hàn Quốc Vũ Hoàng Thanh Tâm

Trong số các nước thuộc tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế OECD, Hàn Quốc là quốc gia có tỷ lệ đột quỵ não nằm trong nhóm thấp nhất. Đây là kết quả của việc kiểm soát các yếu tố có thể thay đổi được gây ra tai biến mạch máu não, đặc biệt là kiểm soát huyết áp. Ngoài các công cụ y khoa hiện đại, thành công của Hàn Quốc trong việc kiềm chế đột quy não còn tới từ nền công nghiệp dược phẩm truyền thống rất phát triển. Trong đó, nổi tiếng nhất là bài thuốc Woo Hwang Chung Sim Won (Vũ Hoàng Thanh Tâm) của thầy thuốc cung đình Hur Jun.

Trong cuốn Đông Y Bảo Giám (Donguibogam) - bách khoa toàn thư về y học của Hàn Quốc đã UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới - vị thầy thuốc được đông đảo người dân Việt Nam biết tới qua bộ phim truyền hình Hàn Quốc "Thần y Hơ Jun" lưu lại Vũ Hoàng Thanh Tâm gồm hàng chục dược liệu quý phối trộn theo một công thức riêng để tạo ra bài thuốc có tác dụng bồi bổ nguyên khí, hoạt huyết thông mạch, ổn định huyết áp, qua đó phòng ngừa nguy cơ đột quỵ não, giảm di chứng sau tai biến mạch máu não hiệu quả.

Ngày nay, bài thuốc Woo Hwang Chung Sim Won do tập đoàn KwangDong, 1 trong 3 doanh nghiệp dược phẩm lớn nhất Hàn Quốc, nắm giữ bản quyền và phát triển thành các sản phẩm hỗ trợ giảm nguy cơ tai biến, đột quỵ, được tin dùng không chỉ trong nội địa Hàn Quốc mà còn được xuất khẩu sang Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc.

PGS. TS. Đại tá Hồ Bá Do nói về An cung Hàn Quốc Vũ Hoàng Thanh Tâm

Tại Việt Nam, sản phẩm của tập đoàn KwangDong được biết tới dưới tên gọi Vũ Hoàng Thanh Tâm, hay còn gọi là An cung Hàn Quốc. Nhiều người tiêu dùng tin tưởng sử dụng Vũ Hoàng Thanh Tâm qua hơn 10 năm có mặt ở thị trường Việt Nam.

Ngoài sự bảo đảm có từ danh tiếng của tập đoàn dược phẩm KwangDong nổi tiếng Hàn Quốc, Vũ Hoàng Thanh Tâm còn có cách tiếp cận thị trường rất bài bản, từ việc nhập khẩu độc quyền chính thức bởi một đơn vị uy tín là Công ty TNHH Nam Sơn, cho đến việc đã trải qua kiểm nghiệm lâm sàng tại Việt Nam và được cơ quan chức năng của Bộ Y tế cấp phép lưu hành.

Với sản phẩm Vũ Hoàng Thanh Tâm chính hãng, thông tin về thành phần được ghi đầy đủ trên nhãn phụ tiếng Việt, trong đó có đầy đủ hàm lượng hai dược liệu không thể thiếu là ngưu hoàng và xạ hương. Công dụng của sản phẩm cũng được nêu rõ ràng theo đúng giấy phép do cơ quan chức năng của Bộ Y tế Việt Nam cấp.

"Điều quan trọng là người tiêu dùng cần tìm đúng sản phẩm "chính hãng" có đầy đủ tem nhãn phụ tiếng Việt theo quy định, tem chống hàng giả của nhà sản xuất và của đơn vị phân phối chính thức. Tránh tìm đến các sản phẩm được quảng cáo là "hàng xách tay" vì vừa có nguy cơ mua phải hàng giả, vừa là hành động tiếp tay cho buôn lậu", một chuyên gia trong lĩnh vực y học cổ truyền lưu ý.

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.