1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Vụ ăn bớt vắc xin: Nhiều dấu hiệu cần được làm rõ!

(Dân trí) - Đây có thực là sai sót cá nhân khi có nhiều dấu hiệu cho thấy các yếu tố liên quan đến các cá nhân khác ngoài y tá Hoa và tập thể đã không được chú ý ngay trước, trong và sau khi sự việc ăn bớt vắc xin xảy ra.

Trước yêu cầu của chủ tịch Uỷ ban Nhân dân thành phố Nguyễn Thế Thảo về việc tiếp tục xem xét trách nhiệm của những tập thể, cá nhân có liên quan để có hình thức xử lý thích đáng, ông Nguyễn Việt Cường, Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội, cho biết sẽ tiếp tục làm việc, điều tra, xác minh để có biện pháp xử lý đúng người đúng tội.

 

Và “Bắt đầu từ ngày 1/4/2013, Thanh tra Sở tiến hành thanh tra định kỳ tại 25 đơn vị trực thuộc Sở và theo đúng kế hoạch, trong ngày 14/5, Thanh tra Sở đã tiến hành thanh tra tại Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, thanh kiểm tra việc quản lý và sử dụng vắc xin theo quy trình tiêm chủng”, ông Cường nói.

 

Trong khi, trên thực tế, việc thanh tra về quy trình tiêm chủng tại trung tâm Y tế dự phòng đã được tiến hành ngay sau khi sự việc xảy ra và đã không phát hiện được dấu hiệu sai sót nào (theo phát biểu của ông Cảm tại cuộc họp với báo chí ngày 9/5) .

 

Trước đó, trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ việc, các cơ quan chức năng đều cho rằng đây chỉ là hiện tượng đơn lẻ, chỉ là “con sâu bỏ rầu nồi canh” và dù được Uỷ ban Nhân dân Thành phố đồng tình với đề xuất kỷ luật buộc thôi việc với bà Bùi Thị Phương Hoa (theo Nghị định số 27/2012/NĐ-CP của Thủ tướng chính phủ quy định về việc xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức) nhưng nhiều khúc mắc quan trọng vẫn chưa có lời giải đáp thoả đáng:

 

1 hay 3 lọ vắc xin có dung dịch?
 
 
Vụ ăn bớt vắc xin: Có thực chỉ là sai sót cá nhân?

Biên bản được lập lúc 10h5 và khẳng định anh Lam đã viết bản tường trình toàn bộ sự việc xảy ra gửi thanh tra Sở Y tế Hà Nội
 
Theo phản ánh của anh Dương Thái Lam, anh phát hiện thấy có 3 lọ vắc xin đựng trong hộp giấy đựng phiếu tiêm và cả 3 lọ này đều còn dung dịch. Và theo theo giải trình của anh Lam ngay tại thời điểm xảy ra vụ việc và bản tường trình này đã nộp ngay cho ông Cường trước khi lập biên bản vụ việc (tường trình được lập lúc 10h) anh nói rất rõ rằng thấy 3 lọ vắc xin có dung dịch đựng trong hộp giấy đựng phiếu.

 

Trong khi đó, theo trả lời của chánh thanh tra Sở Y tế, ông Nguyễn Việt Cường, tại buổi làm việc ngày 9/5 với cơ quan báo chí: chỉ có 1 lọ vắc xin có dung dịch còn 2 lọ kia không còn gì.

 

Khi phóng viên Dân trí hỏi “Vì sao không đưa 2 lọ vắc xin hết vào biên bản”, ông Cường cho biết: Chỉ xử lý các thông tin liên quan đến cá nhân của anh Lam và do 2 lọ vắc xin đó không có dung dịch ở trong nên không xem xét và cũng không lưu giữ lại.

 

Cả 3 đều là vắc xin Pentaxim hay chỉ có 1 lọ duy nhất?

 

Theo như tường thuật của anh Lam với phóng viên Dân trí, anh lấy ngẫu nhiên 1 trong 3 lọ vắc xin để trong hộp giấy vì chúng giống nhau. Và trên thực tế, trong bản tường trình của anh Lam đã đưa cho Chánh thanh tra Sở ngay trước khi lập biên bản sự việc, nêu rất rõ: “Khi tôi cầm hộp giấy xem thì trong hộp có 3 lọ vắc xin như của tôi và còn lại vắc xin như trong lọ của tôi”.

 

Vậy nhưng theo trả lời của ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc TT Y tế dự phòng và được ông Cường xác nhận thì chỉ có 1 lọ Pentaxin duy nhất, còn lại là 2 lọ vắc xin dại và vắc xin uốn ván. Ông Cường cho rằng sở dĩ có sự nghi ngờ về động cơ lấy thiếu vắc xin của y tá Hoa và cho rằng cả 3 lọ đều là Pentaxim vì giá trị của vắc xin này lớn (hơn 600.000 đồng/mũi tiêm).

 

Rõ ràng cách giải thích về việc chỉ có duy nhất 1 lọ vắc xin trong hộp giấy có dung dịch và là Pentaxim là thiếu thuyết phục và việc không lập biên bản, giữ lại 2 lọ vắc xin còn lại là việc làm rất khó hiểu.

 

Trưởng ca trực ngày 19/4 vô can?
 
Phiếu thu tại TT Y tế dự phòng Hà Nội: Lúc có lúc không!
Bức ảnh chụp trưởng ca trực tại thời điểm xảy ra vụ việc ngày 19/4 
 

Phiếu thu tại TT Y tế dự phòng Hà Nội: Lúc có lúc không!

 

Theo phản ánh của nhiều phụ huynh đưa con tới trung tâm y tế dự phòng 70 Nguyễn Chí Thanh, việc phát phiếu thu ghi rõ tên, ngày tháng năm sinh của trẻ, loại vắc xin, số tiền nộp…. tại Trung tâm này là lúc có lúc không và nhiều bạn đọc đã phản ánh nghi ngờ của họ rằng: Những lần họ nộp tiền mà không có phiếu thu phải chăng là con họ bị tiêm vắc xin dồn và là cách để hợp lệ hoá số lọ vắc xin tiêm luôn khớp với sổ sách?

Anh Lam cho biết: Ngay tại thời điểm phát hiện sự việc, khi hỏi Sao lọ đựng vắc xin của con tôi lại để vào hộp giấy mà không vứt xuống túi nilon đen” và đặc biệt khi anh phát hiện lọ vắc xin còn dung dịch thì y tá Hoa giải thích là “nhà sản xuất vắc xin bao giờ cũng sản xuất dư ra” và thậm chí còn lấy 1 lọ vắc xin mới ra để chứng minh. Bản thân trưởng ca trực hôm đó là bác sĩ Nguyễn Hồng Hải cũng đồng tình với cách giải thích của nhân viên mình?!!!

 

Trong khi đó, trả lời trước báo chí, ông Nguyễn Nhật Cảm khẳng định liều đúng của vắc xin Pentaxim là 0,5ml và thực nghiệm tại thời điểm vụ việc cũng cho thấy không dư ml vắc vin nào trong lọ đã pha dung dịch.

 

Vậy nhưng trong biên bản sự việc và quá trình giải quyết vụ việc sau này, trách nhiệm của vị trưởng ca trực này đến đâu cũng hoàn toàn không được nhắc tới.

 

Bỏ qua dư luận?

 

Cuối cùng là việc dư luận cho rằng “cất ống thuốc vào hộp để trên bàn chứ không vứt xuống chỗ đựng ống thuốc và kim tiêm đã dùng rồi” và phản ánh tiêm vắc xin đã hút sẵn trong xi lanh đã được giới truyền thông đặt ra với lãnh đạo TT Y tế dự phòng từ tháng 6/2012 và mới đây nhất là 27/3, ông Nguyễn Nhật Cảm trả lời trên báo Thanh niên rằng: Lãnh đạo trung tâm đã nhận được những thông tin này nhưng kiểm tra lại thì chưa chính xác, lại không nhận được phản ánh trực tiếp từ người dân, không xác định được nhân viên vi phạm và kêu gọi: “Chúng tôi mong nhận được phản ánh sớm và trực tiếp của người dân qua các số điện thoại công khai”.

 

Vậy nhưng khi có 1 nhân viên bị “bắt quả tang tại trận” với 3 lọ vắc xin còn dung dịch được đưa vào bản tường trình và được các bên làm chứng xác nhận là đã chuyển bản tường trình cho ông Chánh thanh tra Sở mà cả Thanh tra Sở và Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng chỉ lập biên bản sự vụ liên quan đến lọ vắc xin của con anh Lam (lúc 10h5). Và điều này liệu có gây khó khăn cho công tác thanh tra, xác minh động cơ và tính hệ thống của vụ việc “ăn bớt” vắc xin này khi chính vụ việc nghi bị tiêm vắc xin dồn của chị Nguyễn Kim Oanh (Láng Hạ, Hà Nội) cũng chỉ kết luận là sai quy trình (vì biên bản chị Oanh có trong tay chỉ là y tá Hoa thừa nhận đã “pha sẵn thuốc” - PV) còn ông Cảm cho rằng “Sự việc thì đã xảy ra rồi, không chứng minh ngược lại được nữa”.

 

Để lấy lại niềm tin và không làm ảnh hưởng đến chương trình tiêm chủng, việc cần có 1 cơ quan độc lập thứ 3 đứng ra điều tra chính thức lại toàn bộ vụ việc này là rất cần thiết.
 

Mọi trường hợp tiêm Pentaxim tại 70 Nguyễn Chí Thanh có bảo đảm?

 

Ngay sau khi vụ việc “ăn bớt” vắc xin được Dân trí đăng tải và đặc biệt là nghi ngờ con mình bị tiêm vắc xin dồn của chị Oanh, nhiều bạn đọc đã gọi điện, gửi thư về toà soạn với lo lắng con mình liệu có được tiêm đủ vắc xin? Và lời hứa của giám đốc trung tâm rằng nếu đã tiêm Pentaxim tại trung tâm mà mắc 1 trong 5 bệnh này thì “Chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm về trường hợp đó” đã không nhận được sự đồng tình của bạn đọc.

 

Anh Trần Văn Trụ (16A/12/569 Lạc Long Quân) đặt câu hỏi: “Liệu Trung tâm y tế dự phòng có dám cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật rằng trừ trường hợp của con anh Lam còn mọi trường hợp trẻ tiêm tại Trung tâm Y tế dự phòng 70 Nguyễn Chí Thanh là bảo đảm?” và anh Trụ cho rằng để trấn an dư luận thì cần phải thực hiện xét nghiệm kháng thể qua các trường hợp ngẫu nhiên cũng như các trường hợp có nghi ngờ về việc tiêm không đủ liều hay bị tiêm vắc xin dồn được phản ánh qua báo chí và trung tâm.

 
Để phản ánh những sự việc tương tự, hãy gửi thư về suckhoe@dantri.com.vn  
Trần Phương