1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Việt Nam sẽ sản xuất vắc xin 6 trong 1

(Dân trí) - PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục y tế dự phòng cho biết Việt Nam đang nghiên cứu sản xuất vắc xin 6 trong 1. Tuy nhiên công nghệ mà Việt Nam hướng tới là công nghệ tiên tiến hơn cả công nghệ mà vắc xin dịch vụ hiện nay đang sử dụng.

Cũng theo ông Phu, các nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra rằng ưu điểm của các vắc-xin dịch vụ “5 trong 1” và “6 trong 1” chứa thành phần ho gà vô bào chỉ là phản ứng sốt, đau tại chỗ tiêm ít hơn so với Quivaxem còn về phản ứng miễn dịch thì vắc-xin toàn tế bào được khẳng định tốt hơn. Hiện thế giới đang nghiên cứu để đưa ra khuyến cáo tiêm mũi nhắc lại với các trường hợp đã tiêm vắc-xin có thành phần ho gà vô bào để tạo miễn dịch tốt hơn cho trẻ.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Tất Đạt, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược cho biết, chiến dịch lâu dài của ngành y tế và Chính phủ là các vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia bao phủ được tối đa các bệnh nguy hiểm có thể phòng tránh được bằng vắc xin ở trẻ em.

Hiện nay, các công ty sản xuất vắc-xin của Việt Nam đã sản xuất và cung ứng được 10/12 loại vắc-xin trong Chương trình TCMR. Không có nhiều quốc gia tại khu vực hay các quốc gia có điều kiện tương đương Việt nam có thể chủ động được vắc xin như vậy.

Bộ Y tế vẫn tích cực làm đầu mối đề xuất Chính phủ đưa thêm vắc xin vào Chương trình TCMR. Cụ thể trong năm 2010 đã thêm vắc xin phòng bệnh do Hib (dưới hình thức vắc xin phối hợp 5 trong 1), năm 2015: thêm vắc xin phòng bệnh do rubella (dưới hình thức vắc xin phối hợp sởi - rubella) và Bộ Y tế đang đề xuất thêm vắc xin phòng bệnh do rota vi rút, vắc xin phòng bệnh do phế cầu.

Đặc biệt, ngày 31/12/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định về Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 trong đó có Chương trình Sản phẩm quốc gia vắc xin phòng bệnh cho người. Mục tiêu về khoa học và công nghệ của Chương trình là chủ động hoàn toàn được công nghệ tạo chủng và bộ chủng giống vắc xin để có thể sản xuất với quy mô công nghiệp phục vụ chương trình tiêm chủng mở rộng, sản xuất khi có dịch bệnh đối với các loại bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, bại liệt, viêm lão mô cầu, tiêu chảy do vi rút Rota, viêm não Nhật Bản, cúm mùa, thương hàn, bệnh dại, viêm gan A và một số dịch bệnh nguy hiểm khác. Bên cạnh đó, Chương trình cũng đặt mục tiêu làm chủ các công nghệ sản xuất vắc xin ở quy mô công nghiệp, thương mại hóa được 7 dạng vắc xin với các công nghệ tiên tiến như vắc xin đa giá, Hib cộng hợp và bại liệt bất hoạt, vắc xin Rota, vắc xin viêm gan A trên tế bào lưỡng bội, vắc xin dại trên tế bào vero, vắc xin thương hàn vi cộng hợp.

Theo đó,  Đề án đặt mục tiêu sẽ sản xuất và thương mại hóa được ít nhất 8 loại vắc xin quan trọng phòng bệnh cho người với chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu của Chương tình tiêm chủng quốc gia, thay thế vắc xin nhập khẩu và tiến tới xuất khẩu (vắc xin phối hợp 6 trong 1, tiêu chảy do vi rút Rota, viêm não Nhật Bản trên tế bào Vero, cúm mùa, thương hàn vi cộng hợp, dại trên tế bào Vero, viêm gan A trên tế bào lưỡng bộ, rubella, phối hợp sởi – rubellatiền chưa bằng một nửa so với vắc xin nhập…

Việt Nam đặt mục tiêu của đề án sản xuất các loại vắc xin đạt tiêu chuẩn của WHO như nhau: Ngừa tiêu chảy Rota vi rút 10 triệu liều/năm; Viêm não Nhật Bản B trên tế bào Vero: 10 triệu liều/năm; cúm mùa 5 triệu liều/năm; vắc xin 6 trong 1 10 triệu liều/năm.... Tổng giá trị các loại vắc xin sản xuất được đạt xấp xỉ 2.000 tỷ đồng/năm vào năm 2020.

Tú Anh