Viêm thực quản do uống thuốc không đúng cách
(Dân trí) - Các nhà khoa học đã ghi nhận những thuốc kháng sinh, kali chlorid, sulfat sắt, aspirin; thuốc chống viêm steroid và không steroid... khi uống thường làm cho thực quản bị viêm mà nguyên nhân cơ bản là do cách uống thuốc.
Trên thực tế, các nhà khoa học ghi nhận có khoảng gần 50% các trường hợp viêm thực quản có nguyên nhân cơ bản do người bệnh nuốt chửng viên thuốc, khi uống thuốcȍ không uống kèm theo một lượng nước phù hợp hoặc chỉ uống rất ít nước; nhất là uống thuốc vào buổi tối ngay trước lúc nằm ngủ mà trong giấc ngủ người bệnh không cảm thấy khó chịu do viên thuốc lưu lại trong thực quản.
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác tạo nên yếu tố thuận lợi làm cản trở sự lưu thông của thực quản như có khối u, bị hẹp thực quản, thực quản bị chèn ép từ bên ngoài, thực quản bị trì trệ do giảm phản xạ co bóɰ.
Triệu chứng lâm sàng phát hiện được ở người bệnh với cảm giác đau ở vùng sau xương ức, nuốt khó, nuốt đau; một số ít bệnh nhân có cảm giác còn viên thuốc trong thực quản. Biện pɨáp đầu tiên phải xử trí là thực hiện việc nội soi thực quản sẽ thấy được những thương tổn bệnh lý ở niêm mạc thực quản từ những nốt loét nhỏ bằng đầu kim đến những tổn thương chiếm cả vòng thực quản trên một đoạn khoảng chừng vài centimét.
Ȋ
Vị trí thương tổn thường thấy ở ngang quai động mạch chủ, hay gặp ở những người cao tuổi do động mạch vành bị xơ cứng làm cho quai động mạch chủ phồng ra và chèn ép lên thực quản; cũng có những trường hợp tổn thương ở đoạn cuối của thực quản.
ȍ
Những triệu chứng bệnh lý này cũng giống như những triệu chứng bệnh lý cơ năng khác, thường biến mất và hết hẳn trong khoảng thời gian từ 3 ngày đến 6 tuần sau khi tống thoát được viên thuốcȠra khỏi thực quản. Hiếm khi gặp các trường hợp để lại di chứng hẹp thực quản, gây tai biến chảy máu hoặc thủng thực quản dẫn đến tai biến làm cho bệnh nhân bị tử vong tuy trên thực tế y văn đã ghi nhận xảy ra ở một số người bệnh. Ngoài biện pháp xử tríȠlà phải giải phóng, đưa viên thuốc ra khỏi thực quản, có thể dùng một số thuốc như lidocain để giảm đau và các thuốc ức chế histamin H2 hoặc ức chế bơm proton, sucralfat để ngăn chặn tác hại của acid dịch vị có thể trào ngược lên làm tổn thương niêm mạɣ của thực quản.
Việc uống thuốc viên để điều trị bệnh tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu uống không đúng cách có thể gây nên bệnh lý viêm thực quản. Vì vậy thầy thuốc và các cơ sở Ȋy tế cần khuyên nhủ, khuyến cáo người bệnh nên uống nhiều nước sau khi nuốt viên thuốc, không nên nuốt chửng viên thuốc mà không cần uống một lượng nước phù hợp đi kèm và chú ý không nên đi nằm ngủ ngay sau khi uống thuốc.
TTƯT.BS Nguyễn Võ Hinh