Viêm mũi mạn tính - hiểu đúng mới trị lành

Viêm mũi mạn tính là bệnh do cơ địa và khó có thể khỏi được hoàn toàn. Song nếu hiểu và áp dụng các biện pháp điều trị đúng cách, bệnh nhân hoàn toàn có thể giảm bớt các triệu chứng khó chịu, giảm bớt số lần tái phát và “dập tắt” nguy cơ bị viêm xoang do viêm mũi mạn tính gây ra.

1. Viêm mũi mạn tính do đâu?

Viêm mũi mạn tính (VMMT) là hiện tượng niêm mạc khoang mũi và niêm mạc bên dưới bị viêm nhiễm do các yếu tố như tính cục bộ, môi trường bên ngoài hoặc do cơ địa bên trong gây ra trên bề mặt niêm mạc mũi. Khi bị VMMT, các bệnh lý chính bao gồm: Rối loạn chức năng tự chủ của mũi, giãn mạch máu niêm mạc mũi, khả năng xuyên thấu tăng cao làm các tế bào Lympho và các tế bào Plasma dễ dàng xâm nhập vào các mạch máu và các tuyến mô xung quanh khiến cho tuyến giáp hoạt động mạnh hơn, lượng dịch nhầy tiết ra cũng nhiều hơn.

VMMT nếu không được can thiệp đúng cách, kịp thời sẽ gây ra hiện tượng ngạt mũi kéo dài, hít thở khó khăn. Lượng oxy không đủ trong lúc ngủ sẽ gây ra hội chứng ngưng thở tạm thời, tình trạng nghiêm trọng có thê gây nhồi máu não, cao huyết áp, đột phát bệnh tim mạch, thậm chí đột tử.

Nếu điều trị lâu ngày không khỏi, VMMT còn kéo theo nhiều bệnh khác như viêm xoang, polyp mũi, lệch vách ngăn mũi, viêm tai giữa, viêm dây thần kinh thị giác, viêm màng não, viêm họng và tái phát liên tục; Nhiều trường hợp còn dẫn đến ung thư mũi hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Viêm mũi mạn tính - hiểu đúng mới trị lành - 1

2. Hiểu đúng để trị đúng

Do nguyên nhân chủ yếu của VMMT là do viêm mũi dài ngày không được điều trị triệt để. Vì thế, để kiểm soát tình trạng sung huyết mũi do viêm thì việc cân nhắc sử dụng nhóm thuốc nào để điều trị cũng là câu hỏi được nhiều bệnh nhân quan tâm.

Hiện, có khá nhiều nhóm thuốc có tác dụng cải thiện VMMT, tuy nhiên người bệnh cần hiểu rõ ưu, nhược điểm của từng loại mới có thể lựa chọn phù hợp và hiệu quả.

Thuốc kháng dị ứng – Histamine: Đây là nhóm có tác dụng điều trị, làm giảm hoặc ngăn chặn hiệu quả các triệu chứng dị ứng như mề đay, ngứa, hắt hơi, chảy nước mũi, viêm kết mạc dị ứng… Tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ như buồn ngủ, ăn không ngon, khô môi, khô miệng…

Thuốc co mạch: Các thuốc co mạch như naphazolin, xylometazolin...thường giúp co mạch tốt, tạo thông thoáng đường thở, có tác dụng ngay khi sử dụng và có thể duy trì trong vài giờ. Tuy nhiên, vì đây là thuốc chữa triệu chứng, do đó không nên sử dụng quá 12 ngày vì có thể xuất hiện hiện tượng “viêm mũi do thuốc” vì thuốc làm giảm tính đàn hồi của mạch máu trong niêm mạc mũi và dễ làm hư hệ thống màng nhầy - lông chuyển.

Corticoid: Có thể dùng viên thuốc uống chống viêm, chống dị ứng tác dụng toàn thân, nhưng nó có nhiều tác dụng phụ có thể gây hại, vì thế, corticoid chỉ nên dùng dạng xịt vào mũi (beclometason, budesonid, fluticason…) thì tốt hơn

Bài thuốc Tân Di Tán – thành phần chính được sử dụng trong thuốc thảo dược bào chế từ 02 bài thuốc đặc trị viêm mũi- viêm xoang là Tân Di Tán (Cổ Tự Y Thư) kết hợp với bài thuốc gia truyền nổi tiếng hàng trăm năm của lương y Trần Đồng.

Các nghiên cứu cho thấy, trong thành phần hóa học của Tân Di có chứa nhiều tinh dầu (0,5% - 2,86%) chủ yếu là Eugenol, Foeniculin, Flavonoid, Anthocyanin… với tác dụng dược lý khá phong phú: làm giãn mạch cục bộ, tăng cường lưu lượng dòng máu, nhờ đó mà cải thiện tình trạng vi tuần hoàn, tiêu viêm, thông khiếu.

Tân Di khi được kết hợp với các thảo dược khác như: Bạch Chỉ sẽ giúp giảm đau,nhức, Tế Tân (Giảm đau , gây tê tại chỗ, kháng viêm), Phòng Phong (Kháng khuẩn, giảm đau, chống dị ứng), Xuyên Khung (Kháng khuẩn, ức chế ngưng tập tiểu cầu, giảm đau),Thăng Ma - Cam Thảo (giúp bổ huyết, giải độc, tăng sức đề kháng, ngăn ngừa viêm mũi -viêm xoang tái phát).

Tuy nhiên do đặc tính là thuốc thảo dược vì vậy người bệnh cần phải kiên trì điều trị theo đúng lộ trình điều trị từ 1- 2 tháng mới đạt được hiệu quả cao nhất.

Viêm mũi mạn tính - hiểu đúng mới trị lành - 2