Viêm gan B có lây qua đường ăn uống không?

Minh Sơn

(Dân trí) - Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm khá phổ biến trong cộng đồng, nhiều người lo ngại không biết viêm gan B có lây qua đường ăn uống không?

Vậy có nên thiết lập "rào cản" đối với những người mắc bệnh này để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm?

Cơ chế gây bệnh của virus viêm gan B

Viêm gan B đã từng là mối lo ngại đối với sức khỏe toàn cầu trong khoảng 10 năm trước. Đây cũng là căn bệnh được Bộ Y tế chỉ định tiêm vắc xin phòng bệnh ngay cho trẻ trong vòng 24h đầu sau sinh. Vậy, virus viêm gan B nguy hiểm thế nào và nguy cơ lây nhiễm ra sao?

Mức độ nguy hiểm của virus viêm gan B

Viêm gan B có khả năng lây truyền từ người này sang người kia và có thể tồn tại trong cơ thể một người ở dạng mãn tính. Nếu để hỏi có thể tiêu diệt được hoàn toàn virus này hay không thì câu trả lời gần như là "không". Virus viêm gan B không quá nguy hiểm như HIV, tuy nhiên bệnh có diễn tiến âm thầm và có thể phá hủy gan bất cứ lúc nào. Người có virus viêm gan B trong cơ thể vẫn có thể sống khỏe mạnh và sinh hoạt bình thường đến hết đời. Nhưng một số thì có thể tiến triển thành xơ gan, ung thư gan.

Viêm gan B có lây qua đường ăn uống không? - 1

Viêm gan B có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Khả năng truyền nhiễm của virus viêm gan B

Viêm gan B khi vào máu thường sống ở ngoài gan ít nhất 7 ngày. Trong giai đoạn này, người bệnh cần được xác định là có khả năng mắc bệnh và tiêm vắc xin phòng ngừa kịp thời. Hoặc nếu trong người có kháng thể sẵn thì có khả năng phòng bệnh cao. Virus ủ bệnh trong một thời gian ngắn và phát bệnh trong vòng 60 ngày sau khi nhiễm.

Với những người bị suy giảm hệ miễn dịch thì virus hoạt động rất nhanh và mạnh, gây nên các triệu chứng bất thường về gan cũng như sức khỏe. Do đó, người bệnh cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Viêm gan B có lây qua đường ăn uống không?

Để trả lời cho câu hỏi này thì trước hết chúng ta cần tìm hiểu cơ chế lây truyền của virus viêm gan B. Vậy viêm gan B lây qua đường gì?

Viêm gan B lây qua đường nào?

Virus viêm gan B tồn tại ở trong máu và âm thầm phá hủy tế bào gan. Do vậy, điều kiện lây truyền của chúng là phải có sự tiếp xúc giữa máu của người bệnh đối với người không bị bệnh. Virus viêm gan B có 3 con đường lây nhiễm chính:

- Lây qua đường tình dục không an toàn.

- Lây từ mẹ sang con.

- Lây qua đường máu (truyền máu của người nhiễm bệnh, sử dụng chung bơm kim tiêm hoặc đồ dùng có dính máu).

Nói cách khác, khả năng lây nhiễm của virus viêm gan B không cao nhưng dễ lây truyền khi người lành tiếp xúc với máu của người có virus . Bất kể tiếp xúc nào khi có dính máu và tổn thương, nhiễm máu của người bệnh đều có nguy cơ cao lây nhiễm. Trong khi đó, bệnh ủ lâu ngày và có thể không bộc phát ngay. Đa số trường hợp virus ở thể "ngủ" chưa hoạt động nên khó phát hiện vì người bệnh không có dấu hiệu gì bất thường về sức khỏe. Chỉ khi đi xét nghiệm máu thì nắm được tình trạng.

Viêm gan B có lây qua đường ăn uống không? - 2

Viêm gan B có thể lây từ mẹ sang con.

Vậy bệnh viêm gan B có lây qua đường ăn uống không?

Viêm gan B có lây qua đường ăn uống hay không? Theo cơ chế lây nhiễm của virus viêm gan B thì quá trình sinh hoạt, tiếp xúc thông thường, ăn uống, hô hấp sẽ không có khả năng lây nhiễm bệnh. Nếu như hoạt động sinh hoạt không có tiếp xúc liên quan đến máu thì gần như không có khả năng lây nhiễm. Do vậy, không nên có tâm lý kỳ thị, xa lánh những người bị virus viêm gan B.

Viêm gan B có lây qua đường ăn uống không? - 3

Viêm gan B có lây qua đường ăn uống không - câu trả lời là "không".

Cách phòng tránh lây nhiễm bệnh viêm gan B

Để phòng tránh khả năng lây nhiễm bệnh viêm gan B, các bạn nên lưu ý những điều sau:

Trẻ em cần tiêm vắc xin phòng viêm gan B trong 24h đầu sau sinh

Các mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý, trẻ khi sinh ra cần được tiêm mũi vắc xin đầu tiên là viêm gan B ngay trong vòng 24h đầu sau sinh. Tốt nhất và hiệu quả nhất là tiêm trong vòng 12h đầu sau sinh. Sau đó tiêm 3 mũi tiếp theo trong các giai đoạn từ 2 tháng tuổi trở lên cho đến khi được 2 tuổi.

Người có nguy cơ cao mắc bệnh cần tiêm vắc xin

Những người có nguy cơ cao mắc virus viêm gan B như các y bác sĩ, nhân viên y tế, nhân viên phòng nghiên cứu, thí nghiệm,... Cần được xét nghiệm kháng thể viêm gan B 5 năm một lần. Nếu chưa có kháng thể thì cần phải tiêm vắc xin theo phác đồ riêng dành cho người trưởng thành.

Viêm gan B có lây qua đường ăn uống không? - 4

Trẻ cần được tiêm đủ các mũi vắc xin phòng viêm gan B.

Quan hệ tình dục lành mạnh

Virus viêm gan B tồn tại trong tinh dịch và dịch âm đạo. Khi quan hệ tình dục không an toàn với người mang virus, quá trình quan hệ gây nên những tổn thương, tiếp xúc máu khiến virus có thể xâm nhập vào cơ thể, tấn công vào tế bào gan.

An toàn trong sử dụng các vật dụng liên quan đến máu

Không nên sử dụng chung bơm kim tiêm, các đồ dùng xâm nhập dưới da như: đồ xăm hình, bấm lỗ tai,... Không sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như dao cạo râu, bàn chải đánh răng,... Bất cứ bất cẩn nào cũng có thể dẫn đến nguy cơ lây nhiễm viêm gan B mà bản thân chúng ta không hề hay biết. Nhất là với những gia đình có người bị mắc bệnh viêm gan B.

Mặc dù đã biết chắc chắn rằng viêm gan B có lây qua đường ăn uống hay không thì mỗi người cũng không nên chủ quan. Nên tránh xa các con đường chính gây lây truyền virus. Các mẹ bầu có virus viêm gan B trong người cần đặc biệt lưu ý đến khả năng di truyền sang con. Đây là những cách tốt nhất để phòng tránh khả năng lây nhiễm của bệnh.