Vì sao WHO cho rằng vẫn còn quá sớm để xem Covid-19 là bệnh đặc hữu?

Trường Thịnh

(Dân trí) - Tuy nước ta đã bước vào giai đoạn chung sống an toàn với đại dịch, nhưng thời điểm Covid-19 trở thành bệnh đặc hữu vẫn còn khó dự đoán do sự xuất hiện của biến chủng và việc buông lỏng khuyến cáo 5K, dẫn đến sự tăng nhanh của số ca dương tính.

Một bệnh dịch được coi là bệnh đặc hữu (bệnh thông thường) chỉ khi nó lưu hành ổn định trong cộng đồng và có thể dự đoán được số lượng ca nhiễm ở mỗi thời điểm nhất định. Bên cạnh đó, bệnh cần tạo miễn dịch cộng đồng (gồm miễn dịch tự nhiên và độ bao phủ vaccine), đồng thời ngành y tế cũng phải có khả năng khống chế được dịch.

Dựa theo những tiêu chí này để đánh giá tình hình hiện tại, có thể thấy, tuy độ phủ vaccine ở nước ta đã đảm bảo đạt miễn dịch cộng đồng, thế nhưng số ca mắc Covid-19 vẫn tăng nhanh đến hàng chục nghìn người mỗi ngày. Sở dĩ có sự tăng mạnh các ca nhiễm Covid-19 như thế là vì 2 nguyên nhân.

Thứ nhất, do sự xuất hiện của biến thể phụ Omicron "tàng hình" (hay BA.2) với tốc độ lây lan cực nhanh. Dù tỷ lệ biến chứng và chuyển nặng dẫn đến tử vong không cao, nhưng số lượng mắc quá nhiều vẫn có thể khiến hệ thống y tế bị quá tải, từ đó không đủ nguồn lực và cơ sở vật chất để điều trị cho người bệnh.

Thứ hai, việc nới lỏng các biện pháp phòng dịch để dần thích ứng và chung sống với Covid-19 đã khiến người dân bắt đầu nảy sinh tâm lý chủ quan, lơ là thực hiện các khuyến cáo 5K, từ đó dẫn đến nguy cơ gia tăng các ca nhiễm ngoài cộng đồng.

Chính vì sự tăng nhanh của số ca dương tính như thế, nên chúng ta cũng chưa thể dự đoán được số lượng bệnh nhân trong thời gian sắp tới sẽ biến động ra sao. Do đó, các chuyên gia càng khẳng định vẫn còn quá sớm để xem Covid-19 là bệnh đặc hữu!

Vì sao WHO cho rằng vẫn còn quá sớm để xem Covid-19 là bệnh đặc hữu? - 1
Nhu cầu đi lại và tụ tập đông đúc của người dân cũng tăng cao, dẫn đến nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.

Từ phân tích trên có thể thấy, nguy cơ bùng phát dịch trong giai đoạn chung sống an toàn này vẫn còn, dẫn đến số lượng F0 và F1 đang có chiều hướng gia tăng. Do đó, các chuyên gia luôn nhấn mạnh, mỗi người dân cần phải thực hiện nghiêm túc "5K+vaccine" để bảo vệ sức khỏe.

Nhằm giúp người dân dễ dàng ghi nhớ những cách xử trí khi bản thân không may trở thành F1, từ đó giảm bớt tâm lý hoang mang và lo lắng mà vượt qua khoảng thời gian nhạy cảm một cách an toàn và nhẹ nhàng, mới đây, Bộ Y tế đã đăng tải một clip hướng dẫn mang tên "Bạn cần làm gì khi trở thành F1?" áp dụng tại trường học, nơi làm việc và khu công nghiệp. Clip được nhãn hàng Aiken - Chuyên gia kháng khuẩn - xây dựng dựa trên những nội dung từ Quyết định số 796/BYT-MT ngày 21/2/2022, số 6666/BYT-MT ngày 16/8/2021 và số 5619/QĐ-BYT ngày 7/12/2021, về việc "Hướng dẫn quản lý người mắc Covid-19 tại trường học, nơi làm việc, khu công nghiệp" của Bộ Y tế.

Bạn cần làm gì khi vô tình trở thành F1?

Và trong tất cả các hướng dẫn được trình bày, việc thường xuyên khử khuẩn môi trường học tập và làm việc, đồng thời vệ sinh đôi tay sạch sẽ luôn là bước xử trí quan trọng, được nhấn mạnh nhiều lần ở bất kỳ nhóm đối tượng F1 nào. Bởi đôi tay là "công cụ" chính giúp chúng ta thực hiện mọi hoạt động hàng ngày, dẫn đến việc dễ dàng tích tụ các mầm bệnh. Nếu không được làm sạch thường xuyên, đôi tay sẽ vô tình trở thành "cầu nối" đưa các virus gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.

Vì sao WHO cho rằng vẫn còn quá sớm để xem Covid-19 là bệnh đặc hữu? - 2

Vì vậy, vệ sinh tay là biện pháp ít tốn kém, đơn giản và hiệu quả để giúp F1 nói riêng và tất cả mọi người nói chung "cắt đuôi" Covid-19, từ đó bảo vệ sức khỏe tốt hơn, tự tin vượt mùa dịch bệnh.

Để thói quen vệ sinh tay đạt được hiệu quả cao, các chuyên gia khuyên chúng ta nên lựa chọn sử dụng những loại nước rửa tay chất lượng, vừa có khả năng tiêu diệt 99.9% vi khuẩn, vừa chứa thành phần dưỡng ẩm từ thiên nhiên để không chỉ đảm bảo hiệu quả diệt khuẩn, mà còn không khiến làn da bị khô dù sử dụng nhiều lần.

Vì sao WHO cho rằng vẫn còn quá sớm để xem Covid-19 là bệnh đặc hữu? - 3
Bên cạnh nước rửa tay, bạn cũng có thể trang bị những sản phẩm gel hoặc xịt diệt khuẩn tiện lợi để dễ dàng vệ sinh tay ở mọi lúc, mọi nơi.

Học cách chung sống với đại dịch không có nghĩa là chúng ta vội xem nó như một bệnh đặc hữu rồi lơ là các biện pháp phòng chống. Hãy tiếp tục tuân thủ khuyến cáo 5K, và nếu bản thân có không may trở thành F1, bạn cũng hãy bình tĩnh thực hiện theo các bước xử trí được hướng dẫn, đồng thời lan tỏa những thông tin hữu ích này đến mọi người xung quanh để cùng nhau bảo vệ sức khỏe nha!

Tiếp nối chiến dịch "Vì một Việt Nam sạch khuẩn từ đôi tay", nhãn hàng Aiken đồng hành cùng cộng đồng trong những hoạt động mới nhất, giúp cộng đồng thích ứng linh hoạt và bình tĩnh xử trí trước đại dịch.

Song song với việc tích cực thực hiện các hoạt động vì cộng đồng, Aiken mới đây cũng cho ra mắt Xịt diệt khuẩn tay giúp diệt nhanh 99.9% vi khuẩn trong 30 giây, với mong muốn không chỉ mang đến những đôi tay sạch khuẩn, mà còn bảo vệ sự mềm mại của làn da người dùng.

Vì sao WHO cho rằng vẫn còn quá sớm để xem Covid-19 là bệnh đặc hữu? - 4

Để tìm hiểu thêm về các sản phẩm sạch khuẩn từ Aiken, bạn có thể tham khảo các kênh bán hàng online chính hãng sau:

Shopee: https://shopee.vn/aiken_official_store

Lazada: https://www.lazada.vn/shop/aiken/

Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/aiken-official-store