Vì sao trẻ dễ bị viêm mũi, viêm xoang?
Ở Việt Nam, ngày càng có nhiều trẻ bị mắc bệnh viêm xoang. Phần lớn đều do hậu quả của bệnh viêm đường hô hấp kéo dài.
Chị Thanh Dung đang sống ở Sài Gòn chia sẻ, “Nhóc lớn nhà mình được hơn 6 tuổi, mùa hanh khô này cháu rất hay kêu đau mũi, đặc biệt là ban đêm tắc ngạt mũi, mặc dù ko thấy nước mũi chảy ra. Còn nhóc bé nhà mình được 4 tuổi, rất hay bị chảy nước mũi trong”.
Còn ở Hà Nội, lượng trẻ đến khám do viêm mũi, viêm xoang tăng mạnh vào thời điểm giao mùa hay khi có sự thay đổi đột ngột từ lạnh sang nóng, từ nóng sang lạnh. Một bác sĩ tai mũi họng cho biết, việc hút ra vài chục ml mủ trong mũi trẻ 3-4 tuổi là việc làm thường xuyên của bà.
Nếu như ở miền Nam, trẻ em phải đối mặt với khói bụi, ô nhiễm môi trường thì ở miền Bắc còn thêm cả yếu tố thời tiết. Cứ khi mùa đông tới, từ trẻ em tới người già đều phải trang bị khăn choàng, áo ấm và khẩu trang,... Không chỉ giữ ấm mà quan trọng hơn là chống gió, chống mưa, chống lạnh để đề phòng căn bệnh hô hấp, trong đó có viêm mũi, xoang.
Nguyên nhân là do khi hệ thống niêm mạc của xoang mũi bị khô, sức đề kháng của trẻ kém đi sẽ tạo cơ hội cho các vi khuẩn, vi rút đã tích tụ sẵn trong các hốc xoang hoặc ở họng, mũi, phế quản ngược dòng đi lên các xoang gây bệnh.
Do bệnh viêm mũi, viêm xoang thường tái phát nhiều lần, gây ra sự khó chịu, mệt mỏi, quấy khóc ở trẻ vì vậy, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ hoặc cùng trẻ duy trì các thói quen phòng bị sau:
- Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách ăn uống đa dạng, nhiều rau xanh, hoa quả, đảm bảo đẩy đủ chất dinh dưỡng.
- Giữ ấm cho trẻ vào những thời điểm giá rét, giao mùa, ẩm thấp với quần áo nhiều lớp, có thể cởi ra hay mặc thêm vào tùy theo mức độ hoạt động của trẻ
- Tránh cho trẻ hít phải những khí bụi, bẩn bằng cách luôn trang bị khẩu trang hoạt tính cho trẻ khi đi ra ngoài đường, đối với trẻ nhỏ có thể trùm khăn để tránh khói bụi và các loại nhiễm khuẩn.
- Nhắc trẻ vệ sinh họng, miệng hàng ngày như đánh răng trước và sau khi ngủ dậy, sau mỗi bữa ăn và súc họng nước muối sinh lý.
- Cần phải theo dõi nhiệt độ cho trẻ thường xuyên đặc biệt khi thời tiết thay đổi
- Cho trẻ uống nhiều nước và duy trì thói quen này thường xuyên
- Giữ gìn vệ sinh nhà cửa, nơi ngủ và sinh hoạt của trẻ
- Nhắc trẻ không dùng tay ngoáy mũi để tránh tổn thương niêm mạc mũi.
- Khi thấy viêm mũi kéo dài trên 7 ngày hoặc có triệu chứng nặng hơn như đau tai, khàn tiếng, khó thở phải kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Điện thoại tư vấn: (04) 36636111 & 19006043 Website: www.mediplantex.com & www.esha.vn Email: mp@mediplantex.com |