1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Vì sao thời tiết thay đổi dễ mắc bệnh hô hấp?

Là một giám đốc cho một công ty đa quốc gia, do tính chất công việc, chị S. thường xuyên phải đi công tác qua những vùng thời tiết khác nhau, cả trong và ngoài nước. Sự thay đổi khí hậu thường xuyên ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của chị.


PGS.TS.BS. Lâm Huyền Trân Trưởng khoa Tai Mũi Họng BV Nguyễn Tri Phương.

PGS.TS.BS. Lâm Huyền Trân Trưởng khoa Tai Mũi Họng BV Nguyễn Tri Phương.

Nguyên nhân mắc bệnh hô hấp khi thay đổi khí hậu

Thay đổi khí hậu vùng miền, hay thời điểm giao mùa, là khi thời tiết thay đổi thất thường, lúc nóng, lúc lạnh, khi mưa, khi nắng. Chính sự biến động nhiệt độ nhanh khi thay đổi thời tiết đó làm hệ miễn dịch bị của bạn bị suy yếu. Thêm vào đó các virus gây bệnh cảm lạnh thường lan truyền dễ dàng hơn trong điều kiện khí hậu lạnh, ẩm. Và đường hô hấp chính là nơi mà nhiều mầm bệnh (virus, vi khuẩn) dễ dàng xâm nhập khi hít thở. Chính vì thế, triệu chứng ho và ngứa họng trở nên gia tăng khi thời tiết có sự thay đổi.

Khi trời nóng, thời tiết ẩm ướt có thể làm cho việc hít thở khó khăn, đặc biệt đối với những người có các bệnh về phổi trước đó. Hoặc khi thời tiết thay đổi nhiệt độ sang lạnh và độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để phát triển các virus gây bệnh đường hô hấp.

Ho là một chứng bệnh thường xuất hiện khi giao mùa hoặc thay đổi khí hậu. Đặc điểm của ho trong các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trên là xuất hiện khá nhanh, diễn tiến đến ho có đờm do niêm mạc mũi họng tăng tiết dịch, hoặc có thể kèm theo các triệu chứng khác như ngạt mũi, chảy mũi, ngứa họng.

Đó là nguyên nhân vì sao người thường xuyên dịch chuyển qua các vùng khí hậu khác nhau như chị S. dễ mắc bệnh về hô hấp như ho, ngứa họng và có đờm.

Một số lưu ý trong điều trị và phòng bệnh hô hấp khi thay đổi thời tiết

Khi phải thường xuyên dịch chuyển hoặc khi thay đổi thời tiết, cần chú ý một số điều sau để phòng và điều trị bệnh hô hấp:

- Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, nhất là cổ, ngực, gan bàn chân;

- Tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió, tắm xong phải lau người thật khô rồi mặc quần áo sạch;

- Tránh quạt máy, máy lạnh, tránh thức khuya. Ăn uống và thể dục điều độ. - Vệ sinh họng, miệng như đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy;

- Không nên hút thuốc lá, tránh uống nước lạnh, có đá. Tăng cường rau xanh và uống nhiều nước hoa quả;


Khi đã bị ngứa họng, ho và có đờm, cần uống nhiều nước. Nên súc miệng bằng nước muối loãng để làm dịu cơn ngứa họng và ho.

Khi đã bị ngứa họng, ho và có đờm, cần uống nhiều nước. Nên súc miệng bằng nước muối loãng để làm dịu cơn ngứa họng và ho.

Tuy nhiên để cắt đứt triệt để triệu chứng ho và ngứa họng, người bệnh nên dùng thuốc long đờm ở dạng viên ngậm để giảm thiểu cơn ho và giúp tống xuất đờm gây ho. Ambroxol là một thuốc long đờm phổ biến trong điều trị ho. Ambroxol làm loãng chất nhầy trong đường hô hấp, do đó làm các chất nhầy ít dính, tạo điều kiện cho việc loại bỏ chất nhầy và đờm gây ho một cách nhanh chóng.

Khi thay đổi thời tiết khiến gia tăng bệnh hô hấp, người bệnh có thể dùng thuốc long đờm ở dạng viên ngậm chứa hoạt chất Ambroxol để giúp làm giảm các triệu chứng bệnh. Hoạt chất Ambroxol được chứng minh là long đờm hiệu quả trong giảm ho cấp và có đờm. Sử dụng thuốc long đàm ở dạng viên ngậm có nhiều ưu điểm đáng kể, không những giúp tống xuất chất nhầy và đờm gây ho,mà còn giúp làm dể chịu cổ họng thông qua tác động xoa dịu của dạng viên ngâm, trong khi dạng viên nén không có tác dụng xoa dịu tại chổ . Dạng viên ngậm còn có ưu điểm hơn dạng siro và dạng gói ở tính tiện lợi khi bệnh nhân sử dụng , dễ mang theo và ngậm dễ dàng.

Bạn khó chịu với những cơn ho đờm?

Tìm ngay giải pháp với chuyên gia tai mũi họng – PGS.TS.BS. Lâm Huyền Trân.

Đặt câu hỏi tại đây

 

 

Hà Anh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm