Vì sao phụ nữ dễ bị thiếu máu?
Ngoài những nguyên nhân chung như chế độ ăn, uống nhiều trà, café; nhiễm giun sán, phụ nữ dễ bị thiếu máu hơn bởi những nguyên nhân mang đặc trưng giới tính rõ ràng là kinh nguyệt, mang thai, sinh nở.
Những thủ phạm chính
Kinh nguyệt đóng vai trò quan trọng và liên quan mật thiết đến sức khỏe của chị em phụ nữ. Một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn là nền tảng quan trọng để có được sức khỏe, tâm lý và vẻ đẹp. Tuy nhiên, trong chu kỳ kinh nguyệt, do cơ thể phụ nữ mất đi một lượng máu khá nhiều.
Đối với các bạn gái trong vài năm đầu của chu kỳ kinh thường có triệu chứng rong kinh hoặc ở một số phụ nữ mắc chứng rong kinh kinh niên thì lượng máu mất đi càng nhiều hơn. Không những vậy, lượng sắt dự trữ trong cơ thể phụ nữ ít hơn so với nam giới. Do đó, thiếu sắt rất dễ xảy ra ở phụ nữ.
Nguyên nhân thứ hai là do trong bữa ăn hàng ngày, chúng ta chỉ quan tâm đến tinh bột hoặc ở một số phụ nữ ăn kiêng, ăn chay thì chỉ ăn nhiều chất xơ mà quên đến việc cơ thể cần phải bổ sung đầy đủ các nhóm dinh dưỡng khác, đặc biệt là chất sắt có trong thịt, cá…
Ngoài ra, uống cà phê hoặc trà khi ăn có thể làm giảm hấp thu sắt từ 50-60%. Phytat trong một số loại ngũ cốc, đậu đỗ, phosphat trong nước coca cola có thể gây trở ngại cho sự hấp thu sắt.
Nguyên nhân thứ ba là do bị nhiễm giun sán dẫn đến thiếu máu. Một số loại giun tóc, giun móc… có khả năng hút chất dinh dưỡng của cơ thể người, gây nên tình trạng viêm loét ruột, thiếu máu nhược sắc.
Làm gì để khắc phục?
Sắt đóng vai trò quan trọng trong sản sinh hemoglobin, một protein giúp hồng cầu đưa oxy đi khắp cơ thể. Vì thế, thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu và nhiều hệ lụy khác.
Triệu chứng đầu tiên là đau đầu, đau nửa đầu; đặc biệt đối với những chị em có chu kỳ kinh nguyệt không đều sẽ có cảm giác mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, tâm lý bất an, dễ cáu giận. Ngoài ra, đối với các bạn gái tuổi thiếu niên, việc thiếu sắt sẽ gây buồn ngủ, mất tập trung, làm giảm khả năng nhận thức từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập.
Để khắc phục tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, chị em phụ nữ cần có chế độ dinh dưỡng giàu các chất bổ máu như thịt bò, ức gà, hạt bí ngô, gan, đậu phụ, uống các viên bổ sung sắt; đồng thời có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya.
Bên cạnh đó cần tẩy giun định kỳ để phòng ngừa và bảo vệ cơ thể tránh khỏi các nguyên nhân gây thiếu sắt.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, các bé gái trong độ tuổi dậy thì và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có sự mất máu qua chu kỳ kinh nguyệt nên cần được uống viên sắt dự phòng, cần bổ sung viên sắt hàng tuần (viên sắt có thể kèm các yếu tố tạo máu khác nhau như acid folic, vitamin B12) để tạo nguồn sắt dự trữ cho cơ thể.
Kinh nguyệt đóng vai trò quan trọng và liên quan mật thiết đến sức khỏe của chị em phụ nữ. Một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn là nền tảng quan trọng để có được sức khỏe, tâm lý và vẻ đẹp. Tuy nhiên, trong chu kỳ kinh nguyệt, do cơ thể phụ nữ mất đi một lượng máu khá nhiều.
Nguyên nhân thứ hai là do trong bữa ăn hàng ngày, chúng ta chỉ quan tâm đến tinh bột hoặc ở một số phụ nữ ăn kiêng, ăn chay thì chỉ ăn nhiều chất xơ mà quên đến việc cơ thể cần phải bổ sung đầy đủ các nhóm dinh dưỡng khác, đặc biệt là chất sắt có trong thịt, cá…
Ngoài ra, uống cà phê hoặc trà khi ăn có thể làm giảm hấp thu sắt từ 50-60%. Phytat trong một số loại ngũ cốc, đậu đỗ, phosphat trong nước coca cola có thể gây trở ngại cho sự hấp thu sắt.
Nguyên nhân thứ ba là do bị nhiễm giun sán dẫn đến thiếu máu. Một số loại giun tóc, giun móc… có khả năng hút chất dinh dưỡng của cơ thể người, gây nên tình trạng viêm loét ruột, thiếu máu nhược sắc.
Làm gì để khắc phục?
Sắt đóng vai trò quan trọng trong sản sinh hemoglobin, một protein giúp hồng cầu đưa oxy đi khắp cơ thể. Vì thế, thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu và nhiều hệ lụy khác.
Triệu chứng đầu tiên là đau đầu, đau nửa đầu; đặc biệt đối với những chị em có chu kỳ kinh nguyệt không đều sẽ có cảm giác mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, tâm lý bất an, dễ cáu giận. Ngoài ra, đối với các bạn gái tuổi thiếu niên, việc thiếu sắt sẽ gây buồn ngủ, mất tập trung, làm giảm khả năng nhận thức từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập.
Để khắc phục tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, chị em phụ nữ cần có chế độ dinh dưỡng giàu các chất bổ máu như thịt bò, ức gà, hạt bí ngô, gan, đậu phụ, uống các viên bổ sung sắt; đồng thời có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya.
Bên cạnh đó cần tẩy giun định kỳ để phòng ngừa và bảo vệ cơ thể tránh khỏi các nguyên nhân gây thiếu sắt.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, các bé gái trong độ tuổi dậy thì và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có sự mất máu qua chu kỳ kinh nguyệt nên cần được uống viên sắt dự phòng, cần bổ sung viên sắt hàng tuần (viên sắt có thể kèm các yếu tố tạo máu khác nhau như acid folic, vitamin B12) để tạo nguồn sắt dự trữ cho cơ thể.
Khải My