Vì sao khó duy trì cân nặng sau giảm cân?
(Dân trí) - Sandra Aamodt - Một nhà thần kinh học người Mỹ đã giải thích tại sao chế độ ăn kiêng không thể giúp người thừa cân giảm cân một cách bền vững.
“Những tác động dài hạn ít ỏi, những tác dụng phụ không mong muốn đáng kể của các chế độ ăn kiêng đã được chứng minh nhiều lần. Khi tôi tìm ra những bằng chứng, tôi đã quyết định trải qua 1 năm không ăn kiêng, không cân và tập thể thao mỗi ngày. Từ đó, cân nặng của tôi luôn giữ ổn định”. Câu chuyện mà Sandre Aamodt nêu lên trong tác phẩm của mình “Tại sao các chế độ ăn kiêng gây béo” hoàn toàn là trải nghiệm của chính bản thân cô.
Trải nghiệm này khơi nguồn cho Sandra, người đã trở thành một nhà văn về mảng khoa học, cảm hứng tìm hiểu làm sao bộ não có thể điều hòa được trọng lượng và mang đến bằng chứng về sự vô dụng của các chế độ ăn kiêng. Sau đó, cô đã nghiên cứu các tài liệu khoa học và tìm ra 3 phát hiện: Con người không quyết định cân nặng, việc ăn kiêng dẫn đến thất bại, và để cải thiện sức khỏe, cần phải tập luyện hàng ngày.
“Cũng giống như cơ thể cần ngủ một khoảng thời gian nhất định, bộ não có một biên độ cân nặng ưu tiên và sẽ cố gắng để giữ biên độ đó ở mỗi người”.
Đầu tiên, cân nặng lí tưởng không phải cái mà chúng ta cố giữ mà là cái mà bộ não quyết định, dựa trên các nhân tố di truyền và kinh nghiệm sống.
“Cũng giống như cơ thể cần một thời gian nhất định để ngủ, bộ não có một biên độ cân nặng và sẽ cố gắng để giữ ổn định biên độ đó”, cô giải thích. Hệ thống này được điều khiển bởi vùng dưới đồi, một vùng của não tham gia vào nhiều chức năng như điều hòa thân nhiệt, kiểm soát nhịp sinh học hay cơn đói.
Bộ phận này nhận những tín hiệu khác nhau từ việc dữ trữ chất béo, lượng đường trong máu, thành phần dinh dưỡng và phản ứng qua những tác động lên sự thèm ăn hay việc trao đổi chất, nói cách khác là tác động lên năng lượng được cơ thể tiêu thụ phục vụ cho việc vận hành, nhằm giữ cân nặng ổn định.
Cân nặng quy chiếu nằm trong một biên độ khoảng 5 kg.
Những người tập thể thao thường xuyên có cân nặng thấp hơn mức quy chiếu còn những người ít vận động lại cao hơn mức đó. Ngoài ra, một người béo lên và giữ ở tình trạng thừa cân trong nhiều năm sẽ có xu hướng tăng thêm cân bởi vì bộ não coi rằng mức cân nặng mới là mức quy chiếu.
“Đối với não bộ, không hề có khái niệm thừa cân, chỉ có một mức cân nặng ổn đinh cần duy trì”, Sandra Aamodt nói thêm.
Đáng tiếc rằng, điều ngược lại không hề đúng và tất cả những chế độ ăn kiêng trên thế giới không hề cho phép hạ mức quy chiếu đó. Điều này là một minh chứng cho việc: khó có thể gầy đi một cách đều đặn. Việc lấy lại cân nặng là gần như không thể tránh khỏi theo thời gian. “Tất cả những nghiên cứu đều chứng minh rằng không hề có một ngoại lệ”, Sandre Aamodt nói.
Để hiểu rõ hơn về cân nặng quy chiếu, cần phải ăn uống chỉ khi cảm thấy đói và dừng ăn khi đã hết thèm. Trong khoảng 6 tháng, cân nặng sẽ ổn định tại mức quy chiếu. Cân nặng quy chiếu này ít liên hệ với chỉ số cân nặng trung bình (IMC), thứ cho phép phân nhóm mọi người dựa theo các nhóm cân nặng. “IMC được tính cho một quần thể, quần chúng nhưng không phải ánh mục tiêu trọng lượng riêng của từng người, Sandra Aamodt giải thích. “Rất nhiều người được cho là thừa cân dựa theo chỉ số IMC lại thực tế ở trọng lượng mà não bộ quy định và đang cố gắng giảm cân một cách vô ích”
“15 cuộc nghiên cứu dài hơi bao gồm cả những người theo chế độ ăn kiêng cho thấy họ có nhiều nguy cơ béo phì hơn những người không theo chế độ nào”
Điều thứ 2: Những chế độ ăn kiêng dẫn đến thất bại. “Theo những số liệu khả quan, 80% những người cố gắng giảm cân đều tăng cân trở lại trong những năm tiếp theo trong khi những người còn lại cho rằng tỉ lệ này gần 100% hơn”. Thêm nữa, khi cân nặng tăng trở lại, số lượng cân tăng thêm không nhiều bằng lúc đầu. “15 cuộc nghiên cứu dài hơi bao gồm cả những người theo chế độ ăn kiêng chứng minh rằng họ có nhiều nguy cơ béo phì hơn những người không theo chế độ ăn kiêng, đặc biệt là khi trọng lượng cơ thể ban đầu ở mức bình thường”, Sandra Aamodt giải thích. Một cuộc nghiên cứu diễn ra vào năm 2012 ở 4000 cặp song sinh từ 16 đến 25 tuổi nhằm làm rõ ảnh hưởng của di truyền và chứng minh rằng sử dụng một biện pháp giảm cân duy nhất làm tăng những nguy cơ tăng cân 2 lần ở nam và 3 lần ở nữ
Hiện tượng này được giải thích bởi phản ứng của não bộ làm tăng việc hấp thụ thức ăn cũng như dự trữ cho một giai đoạn hạn chế về thực phẩm nhưng cũng bởi việc thay đổi lâu dài của việc trao đổi chất gây ra bởi chế độ ăn kiêng. “Cơ thể sử dụng ít calo hơn trong khi ăn kiêng nhằm tiết kiệm nguồn dinh dưỡng và tiếp tục hoạt động với cường độ bình thường và “cho đến khi quay trở lại cân nặng bình thường”. Một nghiên cứu dẫn đến những người từng giảm trên 50 kg trong khuôn khổ một chương trình truyền hình thực tế của Mỹ đã chứng minh rằng sự thay đổi trao đổi chất sẽ mất đi sau ít nhất 6 tháng và khi đó, họ tăng trở lại 40 kg.
Một giải pháp duy nhất để giữ nguyên ở cân nặng lý tưởng: tập luyện thể thao mỗi ngày và chỉ ăn khi đói
Điều thứ 3, ngay cả khi một người có cảm giác thừa cân trong khi họ ăn uống bình thường, tự nhiên vẫn đang làm rất tốt công việc của mình, người đó không hề thu được lợi ích nào cho sức khỏe từ việc ăn kiêng. Một nghiên cứu tại mỹ với khoảng 11.000 người được theo dõi trong 14 năm cho thấy rằng 4 thói quen có thể gây giảm tuổi thọ cho dù họ có khỏe mạnh ra sao: hút thuốc, lười vận động, chế độ ăn thiếu rau quả và sử dụng quá nhiều đồ uống có cồn. Từ bỏ ít nhất 3 trong số những thói quen xấu cho phép những người thừa cân, béo phì sống lâu như những người cấn đối
Một biện pháp duy nhất để giữ cân nặng lý tưởng: tập thể thao mỗi ngày và chỉ ăn khi đói. “Đầu tiên, điều này đòi hỏi nhiều sự chú tâm và nỗ lực bởi vì chúng ta đang sống trong một xã hội đầy cám dỗ về đồ ăn và khi thói quen hình thành, mọi thứ cứ diễn ra rất tự nhiên. Chúng ta kết cục bằng việc không còn có thể đếm nổi lượng calo và không thể chú tâm vào chế độ ăn uống, thứ giúp giải phóng thời gian và năng lượng cho những hoạt động khác”, Sandra kết luận
Khoa Phạm
Theo sante.lefigaro