Vi khuẩn H.P có thể lây được, ung thư dạ dày có lây không?
(Dân trí) - Vi khuẩn H.P là nguyên nhân gây ung thư dạ dày, có thể lây truyền trực tiếp qua đường miệng-miệng, phân, thức ăn hoặc nước uống nhiễm bẩn.
Vi khuẩn H.P gây ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Theo thống kê cho thấy có một số khu vực, gia đình có tỷ lệ người mắc bệnh cao hơn ở những nơi khác. Ngoài ra, nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn H.P thì có thể lây được.
Chính vì thế nhiều người đặt câu hỏi ung thư dạ dày có lây không?
Câu trả lời là không. Tuy có nhiều yếu tố có thể gây ra tình trạng ung thư dạ dày nhưng cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy ung thư dạ dày có thể lây từ người này sang người khác. Chính vì không phát hiện được đâu là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng bệnh nên không có căn cứ cho thấy bệnh này có thể lây.
Theo một nghiên cứu được tiến hành giữa cả 2 người bị nhiễm vi khuẩn H.P cho thấy có người bị dạ dày còn người còn lại thì không.
Vì thế có thể nói rằng ngoài những tác nhân bên ngoài thì mối tương tác giữa bản thân và các nguyên nhân đó rất quan trọng, chúng quyết định ai sẽ là người mắc bệnh.
Tuy nhiên không phải vì thế mà các bạn có thể chủ quan, thói quen sống và sinh hoạt không lành mạnh có thể là nguyên nhân gián tiếp gây ra tình trạng bệnh. Đây cũng là lý do vì sao có những khu vực, những gia đình đều mắc bệnh ung thư dạ dày còn nơi khác lại không mắc bệnh.
Dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày
- Đầy tức bụng
- Chán ăn
- Sụt cân chưa rõ nguyên nhân, mệt mỏi
- Nôn ra máu
- Ợ chua, đầy bụng sau khi ăn
- Đi ngoài phân màu bất thường
Ung thư dạ dày được điều trị như thế nào?
Phương pháp điều trị phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn bệnh và các tình trạng sức khỏe của bạn. Ung thư dạ dày được điều trị bằng một hay nhiều phương pháp sau:
Phẫu thuật
Đây là phương pháp điều trị đầu tiên và chủ yếu đối với các ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm, có thể phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ dạ dày. Sau khi ổn định bệnh nhân đã có thể uống và ăn trở lại. Sau phẫu thuật 10-14 ngày, bệnh nhân có thể ra viện.
Những trường hợp ung thư giai đoạn cuối có thể phẫu thuật tạm thời, nhằm lập lại lưu thông của đường tiêu hóa, kéo dài cuộc sống cho người bệnh.
Hóa trị
Là phương pháp điều trị dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Nếu ung thư ở giai đoạn sớm, hóa trị liệu dùng để hỗ trợ cho phẫu thuật, tia xạ hoặc cả hai, nhằm mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể để tránh tái phát ung thư dạ dày sau này.
Tuy nhiên khi sử dụng phương dùng hóa chất trị liệu sẽ có một số tác dụng phụ nhưng những tác dụng phụ này chỉ là tạm thời và có thể làm giảm được sau khi điều trị.
Xạ trị
Biện pháp này dùng các tia phóng xạ để diệt các tế bào ung thư. Các tia phóng xạ này được tính toán chính xác trên vị trí của ung thư để giảm tác hại đối với các mô lành.
Trong ung thư dạ dày, điều trị bằng tia xạ sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Điều trị bằng tia xạ có thể được dùng cùng với hóa chất trị liệu để làm nhỏ khối u và làm giảm các triệu chứng.
Ung thư dạ dày có thể chữa khỏi khi bệnh ở giai đoạn sớm. Nhưng bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn. Khi đó, các bác sĩ có thể kết hợp các phương pháp điều trị khác để cải thiện triệu chứng cho bạn.
Làm gì để phòng ung thư dạ dày?
- Thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện những dấu hiệu khác lạ của cơ thể
- Không ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo, chất phụ gia hoặc ăn quá mặn trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng không tốt đối với dạ dày.
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để cung cấp vitamin và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
- Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá và các đồ uống không tốt
- Tập thể dục thể thao hằng ngày để tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật
- Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh