1. Dòng sự kiện:
  2. Công nhân Vĩnh Phúc ngộ độc tập thể

Vắc xin phòng cúm có thích hợp với bạn?

(Dân trí) - Tiêm vắc xin phòng cúm là một trong những cách giúp loại bỏ những khó chịu, mệt mỏi và cả những biến chứng do cúm gây ra. Song, trước khi quyết định, bạn hãy tìm hiểu một chút về cách phòng bệnh này nhé.

Trên thực tế không phải ai cũng thích hợp với biện pháp đơn giản và hiệu quả này, thậm chí nhiều người còn cảm thấy sợ hãi và cố gắng tránh chúng bằng mọi giá. Điều này không phải là ngẫu nhiên, những sự thật về tiêm phòng cúm dưới đây chính là câu trả lời:

 

- Không phải tất cả mọi người đều nên tiêm vacxin phòng cúm. Những người có hệ miễn dịch kém như bệnh nhân HIV không bao giờ nên tiêm một loại vắc xin phòng bệnh nào.

 

- Việc tiêm phòng cúm không thể làm bạn bị lây bệnh cúm. Phải mất khoảng gần 10 ngày cho đến 2 tuần để vacxin phòng cúm có thể phát huy tác dụng. Nếu bạn tiếp xúc với người đang bị cúm trước khoảng thời gian đó, bạn vẫn có thể bị cúm. Vậy, ngay sau khi tiêm phòng mà bạn vẫn bị cúm thì đừng nghĩ rằng tiêm phòng đã lây cúm cho bạn nhé.

 

- Đau nhức là những hiện tượng bình thường. Sau khi tiêm phòng cúm, việc bạn cảm thấy đau nhức, bị cảm nhẹ hay mệt mỏi trong ngày đều là những phản ứng bình thường, không đáng ngại, không có nghĩa là bạn đang bị dị ứng hay bị lây cúm. Nên bạn đừng quá lo lắng, những hiện tượng này sau đó sẽ tự biến mất.

 

- Bạn nên tiêm phòng cúm hằng năm. Lần tiêm phòng của năm trước, đến năm nay không thể bảo vệ bạn khỏi sự tấn công của virút, vì các chủng vi rút luôn biến đổi, do vậy, bạn nên tiêm phòng cúm mỗi năm.

 

- Các bà mẹ cần được tiêm phòng cúm. Phụ nữ đang mang thai hay đang cho con bú có thể và nên được tiêm phòng cúm.

 

- Đối tượng nào nên tiêm phòng cúm?

+ Trẻ em từ 6 - 59 tháng tuổi và người già trên 50 tuổi

+ Trẻ em và trẻ tuổi vị thành niên (từ 6 tháng tuổi đến 18 tuổi) đang được điều trị thuốc aspirin, song có thể có những triệu chứng của bệnh Reye sau khi tiêm phòng cúm.

+ Phụ nữ mang thai, đặc biệt trong suốt mùa cúm

+ Những người bị rối loạn phổi hay rối loạn hệ tim mạch mãn tính bao gồm cả bệnh hen suyễn.

+ Người lớn và trẻ em người đang phải điều trị bằng thuốc hay đã từng nằm viện vì bệnh rối loạn chuyển hóa mãn tính, bệnh đái tháo đường, bệnh rối loạn thận, các bệnh về hemoglobin hay bệnh suy giảm miễn dịch.

+ Người lớn và trẻ em đang mắc các bệnh (như bệnh tổn thương tủy sống, bệnh kinh phong hay các bệnh thần kinh bắp thịt) mà có thể ảnh hưởng đến đường hô hấp.

+ Nhân viên y tế, đặc biệt là những người làm việc ở những trung tâm chăm sóc trẻ trừ 0 đến 59 tháng và những bệnh nhân có nguy cơ bị các biến chứng cúm nguy hiểm hay ở bệnh xá, cơ sở y tế chăm sóc dài hạn những bệnh nhân những bệnh mãn tính.

 

- Đối tượng nào không nên tiêm phòng cúm?

+ Những người đã từng mắc chứng phản ứng phản vệ, dị ứng với trứng hay với các thành phần của vacxin.

+ Những người đang bị cảm ở mức trung hoặc cấp tính.

 

Nếu bạn không chắc chắn mình thuộc đối tượng nào, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe cho mình nhé.

 

Phan Giang

Theo about