1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Uốn ván sơ sinh tấn công trẻ vùng sâu vùng xa

(Dân trí) - Chào đời được ba ngày, bé T.V. bỏ bú, khóc ngằn ngặt, cháu xuất hiện triệu chứng cứng hàm, lên cơn co gồng toàn thân. Đây là một trong số năm trẻ bị uốn ván sơ sinh, thuộc vùng dân trí thấp điều trị tại bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới kể.

Suốt thời gian mang bầu, chị Thị M. chỉ được người thân đưa đi khám thai một lần. Đến kỳ sinh nở, do sống xa trung tâm y tế nên gia đình mời bà mụ tới nhà đỡ đẻ. Bé gái chào đời bụ bẫm với tiếng khóc oang oang được bà đỡ dùng dao lam cắt rốn rồi dùng một chất bột màu trắng bôi lên. Ba ngày sau cháu bỏ bú, quấy khóc, toàn thân gồng cứng, hàm cắn chặt, chỗ rốn bị cắt sưng tấy, rỉ mủ.

Số ca uốn ván sơ sinh chủ yếu tập trung ở vùng sâu vùng xa
Số ca uốn ván sơ sinh chủ yếu tập trung ở vùng sâu vùng xa

Bé gái người đồng bào Stiêng đã được chuyển đến bệnh viện địa phương, sau khi thăm khám bác sĩ tức tốc chuyển bệnh nhi lên bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, TPHCM. Tại đây, qua thăm khác lâm sàng kết hợp với các kết quả xét nghiệm, bác sĩ kết luận bệnh nhi mắc uốn ván sơ sinh.

BS Phan Tứ Quí, Trưởng khoa Cấp cứu Hồi sức tích cực Chống độc cho biết, từ đầu năm đến này (ngày 5/8) tại bệnh viện đã tiếp nhận 5 trường hợp bị uốn ván sơ sinh, tất cả đều được chuyển đến từ các tỉnh lân cận thuộc khu vực Miền Tây và Đông Nam Bộ. Trẻ mắc bệnh đều có phụ huynh là người thuộc các dân tộc Stiêng, Khơmer. “Hầu hết nguyên nhân dẫn đến uốn ván cho trẻ do khi mang thai người mẹ không chích ngừa, khi chào đời trẻ bị cắt rốn bằng các dụng cụ không hợp vệ sinh y tế như kéo sắt, dao lam, lách nứa khiến vi trùng uốn ván tiết độc tố gây bệnh cho cơ thể”.

Cũng theo BS Tứ Quí, uốn ván là bệnh nguy hiểm ở trẻ, nguy cơ tử vong lên tới 30 đến 40% tỷ lệ này cao gấp 10 lần ở người lớn vì cơ thể trẻ còn non nớt chưa đủ sức chống lại vi khuẩn. Nếu trẻ may mắn qua được cơn nguy kịch thì cũng gặp phải các di chứngtình trạng ngưng tim, ngưng thở đột ngột, tăng huyết áp, trụy tim mạch, suy hô hấp, xẹp phổi do tắc phế quản, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng da, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết trong các cơ do co giật mạnh. Chi phí cho mỗi ca điều trị uốn ván tón từ 50 đến 80 triệu đồng.

Theo thống kê của Viện Pasteur TPHCM, trong năm 2012 trên địa bàn 20 tỉnh thành phía Nam có 12 trường hợp bị uốn ván sơ sinh. Với con số thống kê ban đầu của 5 trường hợp được điều trị tại bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới kể từ đầu năm 2013, dự báo bệnh sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp từ nay đến cuối năm.

Các bác sĩ đang lo ngại trước sự xuất hiện trở lại ngày một nhiều hơn của bệnh uốn ván sơ sinh. Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên được nhận định là do công tác tuyền truyền phổ biến kiến thức phòng chống các loại bệnh nguy hiểm cho người dân ở những vùng sâu vùng xa có trình độ dân trí thấp bị lơ là.

Vân Sơn

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm