Ung thư xương có nên tập thể dục không?

Hà An

(Dân trí) - Cho dù bạn bao nhiêu tuổi, tập thể dục cũng giúp duy trì sức khỏe của xương. Bệnh nhân ung thư xương vẫn có thể tập thể dục, nhưng cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa ung thư, vật lý trị liệu…

Theo Học viện Phẫu thuật Chỉnh hình Mỹ, tập thể dục rất quan trọng để giúp xương chắc khỏe khi chúng ta còn trẻ và cần thiết để duy trì sức mạnh của xương khi chúng ta già đi. Tập thể dục có tác dụng với xương giống như nó có tác dụng với cơ bắp - bằng cách làm cho chúng khỏe hơn. Bởi vì xương là một mô sống, nó thay đổi để đáp ứng với các lực tác động lên nó. Khi bạn tập thể dục thường xuyên, xương của bạn sẽ thích nghi bằng cách tạo ra nhiều tế bào hơn và trở nên đặc hơn. 

Ung thư xương có nên tập thể dục không? - 1

Bệnh nhân ung thư xương vẫn có thể tập thể dục song cần chú ý an toàn (Ảnh minh họa: H.K).

Cho dù bạn bao nhiêu tuổi, tập thể dục cũng giúp duy trì sức khỏe của xương. Cả bài tập chịu trọng lượng (ví dụ: đi bộ đường dài, chạy bộ, khiêu vũ, chơi thể thao…) và rèn luyện sức mạnh đều mang lại giá trị cao nhất cho việc củng cố xương. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân ung thư xương điều này cần đặc biệt lưu ý. Vì xương có thể suy yếu đến mức bị gãy là mối đe dọa thường trực.

Điều này đặt ra một tình thế tiến thoái lưỡng nan cho bệnh nhân ung thư xương là tập thể dục hay không? Và nếu vậy, những cách an toàn để tiến hành là gì? 

Quyết định có nên tập thể dục hay không nên có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa ung thư và bác sĩ chuyên khoa như vật lý trị liệu, phục hồi chức năng. Điều quan trọng nhất là liệu bản thân bạn có muốn tập hay không. Hãy nhớ rằng hoạt động thể chất giúp bệnh nhân xương cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của xương. Bệnh nhân trải nghiệm năng lượng tốt hơn, kiểm soát căng thẳng, ngủ ngon hơn, tâm trạng phấn chấn và cảm giác hạnh phúc.

Dưới đây là ba nguyên tắc an toàn cần ghi nhớ khi bạn xem xét việc tập thể dục:

- Nếu bác sĩ cho rằng bạn có thể tập thể dục được, bạn hãy hỏi sâu hơn về các bài tập có thể thực hiện. Vị trí, loại và mức độ tổn thương xương do là yếu tố quyết định các lựa chọn bài tập của bạn. Khi bạn tập thể dục, hãy giữ liên lạc với các bác sĩ để họ có thể điều chỉnh chương trình luyện tập của bạn nếu nhu cầu của bạn thay đổi.

- Hiệp hội Ung thư Mỹ cảnh báo các bệnh nhân xương khớp tránh sử dụng tạ nặng hoặc thực hiện các bài tập gây căng thẳng cho xương. Các bài tập như yoga hoặc thái cực quyền không chỉ giúp giảm trọng lượng mà còn góp phần giữ thăng bằng và giúp tránh té ngã.

- Hãy tập thể dục từ từ. Bạn hãy dành thời gian để khởi động với các động tác kéo giãn nhẹ nhàng và chậm rãi, sau đó nhắm đến việc tăng cường sức mạnh cho các cơ lớn và tăng nhẹ nhịp tim khi bạn dần dần duy trì nhịp tim trong thời gian dài hơn. Bạn hãy nhớ luôn kéo giãn sâu hơn ngay sau khi tập luyện, sau đó tự thưởng cho mình một khoảng thời gian nghỉ ngơi thư giãn.

Có thể có những khoảng thời gian dài khi việc tập thể dục không phải là ưu tiên so với các khía cạnh khác của bệnh nhân ung thư. Dù vậy, bạn cũng đừng nản lòng, hãy tập luyện nhiều nhất khi có thể, nghỉ giải lao khi cần và trên hết là chú ý đến hướng dẫn của bác sĩ.