1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Ung thư sẽ phát triển nhanh nếu đụng dao kéo?

Trong suy nghĩ nhiều người, nếu “đụng dao kéo” vào khối u thì ung thư sẽ phát triển nhanh, không thể chữa được. Chính vì vậy nhiều người tuy phát hiện bệnh sớm nhưng lại không chịu đến bệnh viện chuyên khoa vì sợ bị mổ.

Suy nghĩ trên có cơ sở không?

 

Bác sĩ Phó Đức Mẫn, phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu TPHCM, giải thích: Không phải lúc nào việc đụng dao kéo vào cũng làm bệnh xấu đi. 90% bệnh ung thư được chẩn đoán bằng dao mổ. 2/3 các loại ung thư được điều trị bằng cách mổ. Mục đích của phương pháp mổ là để:

 

1. Điều trị khỏi bệnh ung thư: cắt bỏ rộng khối bướu hoặc một phần cơ quan mang khối bướu (cắt 3/4 dạ dày, cắt thùy phổi…).

 

2. Điều trị những biến chứng do ung thư gây nên (ung thư ruột làm tắc ruột: mổ thông chỗ tắc; ung thư thanh quản, yết hầu làm nghẹt thở: mổ thông đường thở…).

 

3. Lấy đi phần lớn khối bướu giúp xạ trị (điều trị bằng tia phóng xạ) hoặc hóa trị có đủ khả năng tiêu diệt phần bướu còn lại.

 

Tuy nhiên suy nghĩ đụng dao kéo làm bệnh xấu đi có cơ sở của nó, vì ung thư không phát triển theo đường biểu diễn parabol mà phát triển từng đợt như nấc thang. Trong thời gian phát triển có khi vì một yếu tố trong cơ thể (yếu tố nội tại) như stress... làm cơ thể suy yếu hoặc yếu tố bên ngoài (điều trị không đúng cách như đắp thuốc, chích lể…) tạo nên sự bùng phát của khối bướu. Lúc này khối bướu như ổ kiến lửa bị động, đụng vào cả đàn kiến sẽ bu vào đốt.

 

Đụng dao kéo vào lúc này là tối kỵ vì sẽ tạo điều kiện để các tế bào ung thư tung tóe lan đi xa. Trong trường hợp này đụng dao kéo sẽ làm bệnh xấu đi nhanh chóng. Tốt nhất làm nguội cơn bùng phát bằng xạ trị hoặc hóa trị làm ổn định, sau đó mổ cắt rộng khối bướu đi là an toàn.

 

Do đó, lúc nào được đụng dao kéo vào khối buớu là quyết định của bác sĩ.       

 

Theo Thủy Cúc
Tuổi Trẻ

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm