“Ung thư đang là gánh nặng cho xã hội”
Trong cuộc hội thảo mới đây tại Thành phố Hồ Chí Minh, PGS. TS Lê Văn Thảo, Phó chủ tịch thường trực Hội ung thư Hà Nội, Nguyên giám đốc bệnh viên ung bướu Hà Nội đã giải đáp nhiều thắc mắc của người bệnh về căn bệnh ung thư.
Thực sự, ung thư đang là gánh nặng cho xã hội, cho ngành y tế, cho ngành ung thư. Số lượng mắc ung thư hàng năm tại Việt Nam là 150 nghìn người, tử vong là 75 nghìn người. Chỉ tính riêng 5 loại ung thư ở nam giới là phổi, gan, đại trực tràng, dạ dày, vòm hầu chiếm 57,1%. Riêng 5 loại ung thư ở nữ giới là vú, cổ tử cung, đại trực tràng, phổi, tuyến giáp chiếm 61,6%. Ước tính tới năm 2020, các ca ung thư vú chiếm 25 nghìn trường hợp/ năm.
Thưa ông, đâu là nguyên nhân khiến tỉ lệ mắc ung thư tại Việt Nam ngày càng tăng?
Thực tế, tỉ lệ bệnh ung thư đang diễn biến theo chiều hướng tăng đáng kể không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do những biến đổi ô nhiễm môi trường. Tiếp theo đó chính là ý thức của xã hội trong các vấn đề về thực phẩm, môi trường liên quan trực tiếp tới sự sống. Bên cạnh đó, các yếu tố gen, di truyền, virus liên quan tới ung thư, việc tăng cơ học (dân số và tuổi thọ tăng) cũng kéo theo tỉ lệ mắc bệnh cao hơn.
Với những diễn biến như hiện nay, việc điều trị ung thư tại Việt Nam đang đứng trước những khó khăn nào thưa ông?
Chúng ta đang đứng trước rất nhiều khó khăn để giảm thiểu căn bệnh ung thư. Tuy nhiên, hai khó khăn lớn nhất đó chính là việc chưa hoàn thiện cơ sở vật chất và thiếu bác sĩ chuyên ngành ung thư. So với cách đây 10 năm, cơ sở vật chất đã có những tiến bộ vượt bậc nhưng vẫn cần sự đầu tư quy mô, đồng bộ hơn. Bác sĩ chuyên ngành ung thư còn thiếu rất nhiều, cần phải giải quyết nhanh chóng cả về mặt số lượng và chất lượng.
Hiện nay, bảo hiểm y tế đang có chủ trương siết chặt danh mục thuốc điều trị bệnh ung thư. Theo ông, điều này sẽ gây khó khăn gì cho người bệnh?
Hiện nay, trên thị trường đang có rất nhiều loại thuốc điều trị và sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư. Ông có lời khuyên nào cho người bệnh khi lựa chọn những sản phẩm này?
Với các loại thuốc điều trị ung thư, bệnh nhân cần chấp hành các phác đồ điều trị mà các bác sĩ ung thư đã đưa ra. Các sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư, bao gồm thuốc hỗ trợ điều trị ung thư và thực phẩm chức năng cần được kiểm chứng và có sự cho phép lưu hành của Cục Dược, Cục An toàn thực phẩm của Bộ Y tế. Các bài thuốc dân gian cần có sự nghiên cứu nghiêm túc của các đơn vị chức năng như Viện dược liệu, Viện kiểm nghiệm… mới có thể sử dụng.
Các nhà khoa học Cuba đã bào chế thành công sản phẩm điều trị, phòng chống ung thư từ chiết xuất nọc bọ cạp xanh. Công trình này từng được đánh giá là “giọt nước của cuộc sống”. Dưới cái nhìn của 1 chuyên gia, ông đánh giá như thế nào về những đóng góp này?
Sau mười lăm năm nghiên cứu và thử nghiệm, các nhà khoa học Cuba đã bào chế thành công sản phẩm Vidatox được chiết xuất từ nọc bọ cạp xanh, với thế hệ sản phẩm mới nhất là Vidatox Plus. Theo tôi, đây là công trình nghiên cứu thực sự có ý nghĩa với người bệnh trong cuộc chiến chống lại căn bệnh ung thư. Vidatox có khả năng hỗ trợ trong việc điều trị ung thư như cô lập tế bào ung thư, tăng thể trạng, tăng cường miễn dịch, giảm thiếu các tác dụng phụ của hóa, xạ trị…
Tại Việt Nam, hiện nay bệnh nhân ung thư đã có thể tiếp cận với Vidatox Plus để tăng thêm những hi vọng sống. Tuy nhiên, nếu có điều kiện, công ty Dược phẩm HT, đơn vị duy nhất được phép phân phối Vidatox Plus tại Việt Nam hiện nay, nên kết hợp với một bệnh viện chuyên khoa Ung thư điều trị trên một số bệnh nhân ung thư, để khẳng định một lần nữa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Cuba đã đưa ra.
Thưa ông, hiện nay bệnh nhân ung thư tại Việt Nam đã được tiếp cận với những phương pháp phòng chống và điều trị ung thư tiên tiến nhất thế giới chưa? Chúng ta cần làm gì để đẩy lùi căn bệnh này?
PGS, TS Lê Văn Thảo (giữa) cùng các đại diện Tập đoàn Labiofam Cuba tại hội thảo về sản phẩm phòng chống ung thư từ chiết xuất noc bọ cạp xanh Vidatox Plus.