1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Ung thư cổ tử cung - phòng bệnh hơn chữa bệnh!

(Dân trí) - Chiều qua, hàng ngàn câu hỏi đã được gửi tới 2 chuyên gia y tế của BV ĐH Y dược và BV Ung Bướu. Những giải đáp cặn kẽ của BS Lê Văn Hiền và BS Lưu Văn Minh đã giúp chị em giải tỏa những băn khoăn về ung thư cổ tử cung (UTCTC).

 
Ung thư cổ tử cung - phòng bệnh hơn chữa bệnh! - 1
BS Lê Văn Hiền và BS Lưu Văn Minh tại buổi GLLT chiều qua
 
Suốt buổi chiều 14/12, bắt đầu từ 14h, buổi tư vấn trực tuyến thu hút sự quan tâm của hàng ngàn độc giả. Các câu hỏi với những boăn khoăn, lo lắng của chị em được gửi về liên tục, xoay quanh vấn đề cách phòng ngừa và hướng điều trị ung thư cổ tử cung (UTCTC) hiện nay khiến không khí buổi giao lưu nóng ngay từ những phút đầu. Bác sĩ Lê Văn Hiền và bác sĩ Lưu Văn Minh nhiệt tình tư vấn cặn kẽ, cùng với ekip thực hiện chương trình làm việc hết công suất để có thể giải đáp càng nhiều càng tốt những lo lắng, boăn khoăn của đọc giả về căn bệnh nguy hiểm này.

 

Bạn Trần Hoài Thu, 25 tuổi, cũng như rất nhiều chị em khác boăn khoăn: “Tôi đang chuẩn bị kết hôn. Tôi và chồng chưa cưới đã có QHTD cách đây 2 năm. Cách đây 1 thời gian tôi đi khám phụ khoa và bác sĩ cho biết tôi bị viêm lộ tuyến. Giờ tôi đang muốn chủng ngừa vắc-xin HPV nhưng rất băn khoăn. Tôi đã có quan hệ rồi thì chủng ngừa còn có tác dụng gì không? Và nếu được thì bệnh của tôi có ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc-xin không thưa bác sĩ”.

 

Bác sĩ Hiền tận tình giải toả nổi boăn khoăn này của chị em: “Chào bạn, việc tiêm ngừa HPV có thể tiêm cho những người phụ nữ đã lập gia đình thậm chí những người đã từng bị nhiễm HPV vẫn có thể tiêm ngừa vắc-xin này. Do vậy nếu bạn vẫn còn trong độ tuổi (dưới 26 tuổi) thì bạn vẫn có thể tiêm ngừa và đạt hiệu quả như những người chưa lập gia đình”.

 

Rất nhiều trường hợp đã bị nhiễm HPV, tiến triển thành UTCTC, có trường hợp phát bệnh rất sớm. Bạn Trần Quốc Thành hoang mang, lo lắng gửi câu hỏi về chương trình:”Em gái tôi năm nay 27 tuổi, chưa có gia đình. Vừa rồi vô tình đi xét nghiệm tại bệnh viện Đà Nẵng phát hiện bị ung thư cổ tử cung. Giờ em gái tôi rất hoan mang. Cho tôi hỏi giờ chữa trị như thế nào và chữa ở đâu? Có khi nào BV chuẩn đoán sai không? Xin cảm ơn BS Minh”.

 

“Em gái của bạn 27 tuổi, chưa có gia đình được chẩn đoán là UTCTC là trường hợp hiếm gặp. Nơi điều trị chuyên khoa cho bệnh này có tại BV Đà Nẵng hoặc BV K trung ương Hà Nội hoặc BV Ung bướu TPHCM. Việc chẩn đoán ung thư các BS phải dựa vào thăm khám lâm sàng và kết quả xét nghiệm sinh thiết. Nếu bạn vẫn còn hoang mang, bạn có thể đưa em gái đến những địa chỉ nêu trên để các BS tư vấn”, bác sĩ Minh chia sẻ.

 

Buổi tư vấn trực tuyến kéo dài gần 3 giờ chưa đủ để giải đáp hết mọi thắc mắc của bạn đọc, nhưng đã giải toả phần lớn những boăn khoăn của đọc giả và giúp chị em nhận thức sâu sắc hơn về sự nguy hiểm của bệnh và ý thức chủ động phòng ngừa UTCTC.

 

Đã nhiều năm gắn bó với nghề, bác sĩ Minh xúc động chia sẻ những sót xa, ám ảnh của mình khi chứng kiến quá nhiều những mất mát do UTCTC gây ra với bệnh nhân. “Mười năm trước, tôi không nghĩ rằng sẽ có một ngày chúng ta có vắc-xin chủng ngừa UTCTC. Điều có rất có ý nghĩa!”.

 

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, UTCTC cũng như các loại ung thư khác, điều trị rất khó, đó là chưa kể những thiệt hại, mất mát cả về vật chất lẫn tinh thần mà nó kéo đến. Nếu có thể phòng ngừa được, tại sao chúng ta không làm?

 

Ngọc Minh

 

Thông tin giáo dục này được cung cấp bởi Hội Y Học Dự Phòng Việt Nam với sự tài trợ của VPĐD GlaxoSmithKline.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm