U lành tính và u ác tính giống nhau như thế nào?

Hà An

(Dân trí) - Khi nói đến một khối u đó có thể là ung thư hoặc lành tính. Vậy u lành tính và u ác tính giống nhau như thế nào?, có những điểm khác biệt nào?

U lành tính và u ác tính là gì?

Để trả lời câu hỏi U lành tính và u ác tính giống nhau như thế nào?, chúng ta cần hiểu khái niệm u lành tính, u ác tính.

Khối u là một cụm các tế bào bất thường. Tùy thuộc vào các loại tế bào trong khối u, nó có thể là:

- Lành tính: Khối u không chứa tế bào ung thư.

- Tiền ung thư: Khối u chứa các tế bào bất thường có khả năng trở thành ung thư.

- Ác tính: Khối u chứa các tế bào ung thư.

U lành tính và u ác tính giống nhau như thế nào? - 1

Ảnh: News Medical.

Theo Verywell Health, một khối u ác tính hay khối u ung thư là một khối u xâm lấn và có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Ngược lại, các khối u khu trú và không lan rộng được gọi là lành tính. Các khối u lành tính có thể phát triển khá lớn và có thể gây tổn thương, nhưng chúng thường không lây lan qua mạch máu hoặc hạch bạch huyết đến các bộ phận khác của cơ thể.

Điểm tương đồng của u lành tính và u ác tính

Kích thước

Cả khối u lành tính và ác tính đều có thể phát triển khá lớn. Ví dụ, u xơ tử cung- một khối u lành tính có thể phát triển to bằng quả bóng rổ.

Khả năng gây tổn thương

Khi các khối u lành tính xuất hiện trong không gian kín của não hoặc ở các vùng nhạy cảm như gần dây thần kinh, mắt hoặc tim, chúng có thể gây tổn thương rất lớn mặc dù chúng không lan sang các vùng khác của thân hình. Các khối u lành tính cũng có thể bị biến dạng tùy thuộc vào vị trí của chúng.

Tái phát cục bộ

Cả khối u lành tính và ác tính có thể quay trở lại sau khi chúng được điều trị. Sự khác biệt là các khối u ác tính có thể quay trở lại ở các vùng khác nhau của cơ thể (gọi là di căn), trong khi các khối u lành tính sẽ chỉ tái phát ở vị trí ban đầu chúng được tìm thấy.

Quá trình hình thành u

Theo bác sĩ Bệnh viện K Trung ương, về quá trình hình thành u lành và u ác có những điểm giống nhau. Bình thường tế bào cũng có một tuổi thọ nhất định. Sau một số chu kỳ sinh sản (sinh sản vô tính/tự phân đôi), một thời gian hoạt động theo chức năng, tế bào đi quy trình chế định sẵn. Khi một tế bào "già" chết đi, một tế bào "non" ra đời thay thế cả vị trí trong không gian và chức năng, khi đó không xuất hiện khối u.

Trong một số trường hợp, tế bào già không chết đi, tế bào mới vẫn được sinh ra, các tế bào mới vẫn có chức năng như tế bào sinh ra nó (biệt hóa) khi đó khối u lành xuất hiện. Đó là kết quả của quá trình đột biến gen trong u lành.

Nếu quá trình đột biến không chỉ vậy mà kèm theo những đột biến khác nữa dẫn tới sự sinh sản (nhân đôi) không kiểm soát. Tế bào "non" cũng sinh sản, không có chức năng (không hoặc kém biệt hóa) mà lại sản sinh ra các chất kích thích tăng sinh mạch máu mới, các chất có khả năng tiêu hủy "vỏ" khối u để xâm lấn vào các cơ quan tổ chức xung quanh và tách khối u ban đầu "chui" vào các mạch máu mới hay mạch bạch huyết đến định cư và phát triển ở một hay nhiều cơ quan khác trong cơ thể (di căn) thì đó là khối u ác. 

Như vậy, nơi nào u ác có thể xuất hiện thì nơi đó u lành cũng có thể xuất hiện.

U ác tính và u lành tính khác nhau như thế nào?

Khối u lành tính Khối u ác tính
Không xâm lấn mô lân cậnCó thể xâm lấn mô lân cận
Không thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể Các tế bào ác tính di chuyển qua máu hoặc hệ thống bạch huyết đến các bộ phận khác của cơ thể để hình thành các khối u mới
Thông thường không tái phát sau khi đã được phẫu thuật cắt bỏ Có thể tái phát sau khi bị loại bỏ
Thường có hình dạng mịn, đều Có thể có hình dạng không đồng đều
Điển hình không nguy hiểm đến tính mạng Có thể nguy hiểm đến tính mạng

Có thể hoặc có thể không cần điều trị 

Cần phải điều trị

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm