1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Ưng Bất Bạc - Từ thảo dược núi rừng đến công trình được Mỹ cấp bằng sáng chế

(Dân trí) - Người đồng bào dân tộc trên những rẻo núi cao Việt Nam luôn tự hào được sống giữa “kho thảo dược quý” của thiên nhiên với nhiều phương thuốc bí truyền được lưu truyền từ nghìn đời nay.

Chuyện lạ về cây dược liệu quý trên non cao

Theo chân bà Đặng Thị Thói – người “thầy thuốc” của đồng bào dân tộc Dao ở thôn Đồng Bài leo lên nhiều ngọn núi cao thuộc xã Tứ Quận, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, chúng tôi vô cùng ngạc nhiên khi được thấy tận mắt nhiều cây dược liệu quý.

Đó có khi chỉ là những loài cỏ dại dân giã mọc đầy trên núi, cũng có khi đó là một loại cây đại thụ hàng trăm năm tuổi….

Vừa thoăn thoắt bước đi, bà Thói vừa hào hứng chỉ vào từng cây giới thiệu: “Đây đau bụng tiêu hóa thì uống cái này, sốt thì hái cái cây kia kìa, kể cả ho hắng hay dạ dày, cứ làm vài thang là giảm ngay, chả phải đi đâu xa xôi thuốc thang gì. Chỉ tiếc là bây giờ thảo dược cũng đang ít dần đi rồi. Nhớ cách đây gần 20 năm ở đây còn có cái cây uống mát và giải độc gan, giải rượu nữa cơ,...người biết cây đó chắc cũng không nhiều, tôi cũng mới lấy được có 2 lần thôi. Giờ bị khai phá hết, cũng không tìm được nữa….”

Loài cây mà bà Đặng Thị Thói nhắc đến có cái tên vô cùng kỳ lạ mà các tài liệu y văn cổ thường gọi là Ưng Bất Bạc. Loại dược liệu này không chỉ có cái tên khá lạ lẫm mà còn được lưu truyền với truyền thuyết kỳ bí về loài cây mà chim không dám đến làm tổ. Cây rất nhiều lá cứng, rậm rạp quanh năm, lá ngắn, gai lại sắc nhọn, khối lá trên cây như một “núi đao, biển kim”, làm cho chim không những không thể sinh sống mà còn sợ hãi.

Bà Thói kể, biết đến loại dược liệu này từ ngày nhỏ, nhưng lần đầu tiên bà nhìn thấy tận mắt là năm 17 tuổi, khi theo bố lên núi đá gần nhà hái thuốc. Sau này, khi đã trưởng thành, bà có quay lại tìm nhưng cả vùng núi đá đó đã bị khai phá, không còn.

Tình cờ, đến năm 1993, trong lần sang huyện bên khám bệnh, bà lại vô tình thấy nên đã hái về sơ chế, phơi khô để sử dụng trong nhiều năm: “Uống rượu say hay mẩn ngứa do men gan uống vào là hết ngay. Ngay cả như năm 2012 con gái tôi người xanh xao, mệt mỏi tự nhiên gầy sút 10 kg đi khám thì mới phát hiện một khối u lành nhỏ ở gan, mà cho uống được 3 tháng đã thấy tiêu hẳn đi”.

Đã nhiều năm là hội viên của Hội Đông y của xã Tứ Quận, nhưng bà Thói bảo tất cả những bài thuốc này đều được lưu truyền từ đời ông cha và người dân nơi đây sử dụng như một thói quen chứ không rành về các chứng minh khoa học.

Bà Đặng Thị Thói - “người thầy thuốc” của đồng bào dân tộc Dao
Bà Đặng Thị Thói - “người thầy thuốc” của đồng bào dân tộc Dao

Người giải mã bí ẩn về công dụng của Ưng Bất Bạc

Theo PGS.TS Nguyễn Thượng Dong - Nguyên Viện trưởng Viện Dược Liệu, Bộ Y Tế: “Ưng bất bạc là loài cây nhỡ, thân có gai ngắn, lá kép lông chim hình mũi mác, mép lá khía răng cưa, tên khoa học là Zanthoxylum avicennae, thuộc họ Cam quít Rutaceae, là vị thuốc lâu đời ở Trung Quốc, được ghi trong “Thần Nông bản thảo” từ thời nhà Tần năm 221 trước công nguyên”.

Các nhà thảo dược phương Tây cho rằng, Ưng Bất Bạc kích thích máu lưu thông đến các tổ chức bị đau cứng, tăng cường cung cấp oxy và chất dinh dưỡng, loại bỏ chất bẩn, tăng cường lượng máu cần thiết đến tứ chi.

Theo Y văn cổ của Việt Nam và Trung Quốc, Ưng bất bạc có vị cay, đắng, tính ấm, quy vào các kinh can, tỳ, vị, có công năng: Trừ phong, lợi thấp, hoạt huyết thông lạc, lợi niệu, tiêu thũng; dùng cho các bệnh nhân mắc các chứng viêm gan vàng da, viêm gan mạn tính, vàng da phù thũng, ngoài ra còn có tác dụng hoạt huyết, giảm đau.

Ưng Bất Bạc chứa một số flavonoid quý như Hesperidine và Diosmin đã được các nhà nghiên cứu Ai Cập và Thái Lan chứng minh có khả năng chống oxy hóa tế bào gan, chống gốc tự do, ngăn ngừa tổn thương gan, viêm gan do hóa chất và thuốc tân dược trên mô hình COX1 và COX2, tăng cường chuyển hóa và đào thải ethanol, hạ men gan và tăng cường chức năng gan.

Năm 2003, một nhà khoa học Việt Nam - Tiến sĩ Dược học Trần Đức Dũng đã dành 10 năm nghiên cứu tại Đài Loan trên mẫu Ưng Bất Bạc thu tại Nam Đàn Nghệ An và chứng minh được 4 nhóm tác dụng quan trọng của rễ Ưng Bất Bạc như: bảo vệ tổn thương tế bào gan do rượu và tân dược, kháng virus viêm gan b, hạ men gan và phục hồi các chức năng của gan, tác dụng diệt tế bào ung thư gan người HA22T của cao chiết Ưng Bất Bạc, thông qua cơ chế hoạt hóa protein PP2A, làm giảm sự phát triển của khối u, cao chiết Ưng Bất Bạc ức chế sự sản sinh ra tế bào ung thư HA22T và ức chế sự tăng sinh, khả năng xâm lấn và ức chế các tín hiệu di căn của tế bào HA22T thông qua hoạt hóa protein PP2A.

Ưng Bất Bạc - Từ thảo dược núi rừng đến công trình được Mỹ cấp bằng sáng chế - 2

Kết quả nghiên cứu trên Ưng Bất Bạc là một đóng góp rất quan trọng cho khoa học nên đã được Cục sáng chế và nhãn hiệu thương mại Hoa Kỳ, Ủy ban khoa học công nghệ Đài Loan cấp bằng sáng chế, tặng giải thưởng “Nghiên cứu Trung Y dược Hứa Hồng Nguyên” - một giải thưởng uy tín của Đài Loan.

Năm 2018, TS Trần Đức Dũng đã chuyển giao công trình nghiên cứu về Ưng Bất Bạc cho Công ty Cổ phần Dược Mỹ phẩm CVI để sản xuất thành công sản phẩm TPBVSK Heposal giúp phục hồi và bảo vệ gan.

TPBVSK Heposal là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam có dịch chiết chuẩn hóa PYBBE từ Ưng Bất Bạc kết hợp với Phosphocomplex - dạng bào chế công nghệ cao của Silymarine giúp tăng hấp thu và hiệu quả gấp 100 lần so với Silymarine thông thường, giúp phục hồi và bảo vệ gan, sử dụng tốt cho những trường hợp có nguy cơ cao tổn thương gan do nhiễm viêm gan virus B, C; sử dụng rượu bia; uống thuốc tâ; tiếp xúc hóa chất độc hại…

Sản phẩm TPBVSK Heposal ra đời được coi là hướng đi mới, đánh thức tiềm năng dược liệu quý ngàn năm Ưng Bất Bạc, góp phần làm giảm tỉ lệ mắc mới và tử vong do các bệnh lý về gan ở Việt Nam.

Để được tư vấn về bệnh gan, độc giả liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1796, hotline 0915001796 hoặc truy cập website heposal.vn

Ưng Bất Bạc - Từ thảo dược núi rừng đến công trình được Mỹ cấp bằng sáng chế - 3

Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.