Nghệ An:
Triển khai kiểm soát cúm H7N9 ở khu vực biên giới
(Dân trí) - Nhằm ngăn chặn vi rút Cúm gia cầm H7N9 từ nước ngoài vào Việt Nam, không để lây lan dịch bệnh cho người và đàn gia cầm, UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu các huyện, thành phố, thị xã, các Sở…kiểm soát vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm qua các biên giới.
Theo đó, chủ tịch tỉnh Nghệ An yêu cầu các huyện, thành phố, thị xã đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền trên đài phát thanh, truyền hình huyện, thành, thị; hệ thống loa phóng thanh của xã, phường, thị trấn về nguy cơ lây nhiễm chủng vi rút Cúm mới H7N9 cho người gây tử vong và lây lan dịch bệnh cho đàn gia cầm địa phương.
Tuyên truyền cho người dân: Mua gia cầm giống từ các cơ sở kinh doanh giống có uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, có giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển; chỉ mua gia cầm, sản phẩm gia cầm có nguồn gốc, đã được cán bộ thú y kiểm dịchđể làm thực phẩm; không tiếp tay dung túng cho các hành vi buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu; Tăng cường quản lý, ngăn chặn việc vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch, không đảm bảo an toàn thực phẩm lưu thông trên thị trường.
Chỉ đạo các ngành liên quan bao gồm Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Công an, Quản lý thị trường, Thú y tăng cường tuần tra, kiểm soát ngăn chặn nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm quacửa khẩu, đường mòn, lối mở, nơi tập kết gia cầm, sản phẩm gia cầm. Kịp thời phát hiện và xử lýnghiêm, triệt để tất cả các trường hợp tham gia hoặc tiếp tay cho các hoạt động vận chuyển, kinh doanh gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép qua biên giới.
Các huyện, thành phố, thị xã không thuộc huyện biên giới: Chỉ đạo các lực lượng chức năng: Quản lý thị trường, Công an, Thanh tra Giao thông, Ban quản lý bến xe, ga tàu phối hợp chặt chẽ với lực lượng Thú y cấp tỉnh, Trạm thú y cấp huyện đưa ra các biện pháp cụ thể để tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc buôn bán, vận chuyển, lưu thông gia cầm, sản phẩm gia cầm;
Đặc biệt chú ý các bến xe, ga tàu, các điểm đậu xe giao nhận hàng dọc đường; kiểm tra các cá nhân, tổ chức cung ứng gia cầm giống, các điểm tập kết kinh doanh, buôn bán gia cầm sống, sản phẩm gia cầm trên địa bàn; Phối hợp với Ban quản lý các bến xe, ga tàu kiểm tra, xử lý các chủ xe khách, trưởng tàu tiếp tay vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm về địa bàn tỉnh tiêu thụ; Yêu cầu chủ cơ sở làm cam kết không buôn bán, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc hoặc chưa qua kiểm dịch.
Chi cục Thú y thực hiện kiểm dịch chặt chẽ gia cầm, sản phẩm gia cầm vận chuyển nội, ngoại tỉnh; tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng liên ngành trong kiểm tra, kiểm soát, bắt giữ và xử lý vi phạm vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm ra, vào địa bàn tỉnh, nhất là gia cầm, sản phẩm gia cầm từ các tỉnh phía Bắc vào.
Sở Công thương: Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND cấp huyện thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép; kịp thời báo cáo những diễn biến bất thường, các tổ chức, cá nhân vi phạm và các đơn vị, địa phương để xẩy ra nhiều vụ việc vi phạm, kéo dài; đề xuất biện pháp xử lý; chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ lực lượng Quản lý thị trường, lực lượng chống buôn lậu và gian lân thương mại các địa phương trong quá trình thực hiện.
Sở Y tế: Hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa chủ động đối với bệnh cúm A (H7N9) trên người.