1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Trẻ xem phim 3D thường xuyên có hại mắt?

Nếu ai đó đã được xem phim 3D hiển nhiên sẽ có cảm giác ngạc nhiên, sau đó là thích thú. Công nghệ đã mang lại cho con người những tiện nghi khó tưởng tượng nổi nhưng cũng luôn kèm theo hệ luỵ.

Tôi xin chia sẻ những hiểu biết của mình với tư cách một bác sĩ mắt và cả tư cách là người cha của hai đứa con rất thích xem phim 3D.

 

Trẻ nhìn nhiều tất nhiên sẽ dẫn đến mệt mỏi thị giác, sau đó là cận thị. Ảnh: Xavier

Trẻ nhìn nhiều tất nhiên sẽ dẫn đến mệt mỏi thị giác, sau đó là cận thị. Ảnh: Xavier

 

Với hiểu biết của một bác sĩ mắt, sau khi tham khảo các thông tin trên một số trang web có liên quan, tôi nhận thấy công nghệ làm phim 3D và kính đeo để xem phim (bản chất là kính phân cực), khiến mắt mất đi bản chất tự nhiên là có khả năng nhìn hội tụ vào một điểm và hợp nhất hai ảnh của mắt phải và mắt trái thành một hình duy nhất. Cụ thể hơn, hai mắt sẽ có tiêu điểm và tiêu cự lệch nhau, gây ra nhận thức hình ảnh khác nhau tuỳ theo khoảng cách. Hình ảnh không trải trên mặt phẳng như phim 2D mà lại ở cả trước và sau của màn hình. Cảm giác 3D chính là nhờ hiệu ứng này. Có 25% người xem than phiền họ bị mờ mắt, đau đầu, đau vai gáy, chóng mặt, buồn nôn sau khi xem phim 3D.

 

 Trên thực nghiệm cũng cho thấy mắt của người xem 3D liên tục phải điều tiết và quy tụ, dễ gây ra mệt mỏi thị giác. Mặc dù vậy, đến nay các bác sĩ nhãn khoa cũng như các nhà sản xuất phim 3D vẫn chưa đưa ra kết luận nên hay không nên xem phim 3D, vì chưa có bằng chứng rõ ràng. Hãng sản xuất game NITENDO khuyến cáo trẻ dưới sáu tuổi không nên xem phim 3D, do các em đang ở độ tuổi phát triển thị giác hai mắt. Xem phim 3D dễ làm lệch lạc diện quy tụ tĩnh của trẻ, ảnh hưởng đến thị giác sau này.

 

Với tư cách người cha, tôi không cho con mình xem phim 3D hết một bộ phim hàng tiếng đồng hồ vì mắt của chúng hàng ngày đã quá mệt mỏi với chuyện học hành, làm bài, xem tivi, chơi game... Mặt khác thần kinh của chúng có vẻ quá phấn khích, sẽ không tốt cho não bộ của trẻ vốn đang rất cần tỉnh táo để hấp thu kiến thức và học hành. Nhìn nhiều tất nhiên sẽ dẫn đến mệt mỏi thị giác, sau đó là cận thị, điều này không cần bàn cãi.

 

Theo ThS.BS Hoàng Cương

Phó khoa khám bệnh, bệnh viện Mắt Trung ương

Sài Gòn tiếp thị