1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Trẻ Việt đang thiếu 5 dưỡng chất cơ bản

(Dân trí) - Theo PGS. TS Nguyễn Thị Lâm, bên cạnh tình trạng suy dinh dưỡng, trẻ Việt còn đang thiếu nhiều vi chất dinh dưỡng.

 Theo “Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị” của Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2012 và quốc tế, nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cho các nhóm tuổi từ 2-15 tuổi bao gồm chất béo, chất đạm, Carbonhydrat, Calci, Sắt, Kẽm, Magie, Vitamin A, Vitamin D3 và Lysin.

 

Báo cáo của PGS.TS Lê Bạch Mai, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng tại Hội thảo chức Hội thảo khoa học về công thức sữa bổ sung vi chất S+ dành riêng cho trẻ em Việt Nam do PGS.TS Nguyễn Thị Lâm và các cán bộ khoa học của Viện nghiên cứu phát triển, trẻ em ở Việt Nam nói riêng, ở các nước đang phát triển nói chung, cho thấy trẻ thường bị suy dinh dưỡng hoặc thiếu các loại vi chất dinh dưỡng trong suốt những năm đầu đời, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh trùng.

 
Tại Việt Nam, mặc dù tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm mạnh từ 36,7% từ năm 1999 xuống còn dưới 16,8% năm 2011, suy dinh dưỡng thấp còi cũng giảm đáng kể, từ 38,7% năm 1999 xuống còn 27,5% năm 2011 nhưng vẫn còn ở mức trung bình theo phân loại của WHO và vẫn là thách thức lớn cho toàn xã hội.

 

Cụ thể, về tình trạng thiếu sắt, theo điều tra của Viện dinh dưỡng, tỉ lệ thiếu máu ở trẻ dưới 5 tuổi là khoảng 29%, trong đó vùng núi phía Bắc có tỉ lệ thiếu máu cao nhất.

 

Về tình trạng thiếu kẽm, nhiều nghiên cứu trên trẻ em bị suy dinh dưỡng và tiêu chảy kéo dài vào viện tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ thiếu kẽm huyết thanh còn rất cao, vào khoảng 50%- 90% tùy theo mức độ và thời gian SDD, tiêu chảy.

 

Về tình trạng thiếu vitamin A, trong tổng điều tra vi chất dinh dưỡng gần đây nhất của Viện Dinh dưỡng năm 2009, tỷ lệ thiếu vi chất này ở trẻ em dưới 5 tuổi là 14,2% và được nhận định là vấn đề sức khỏe cộng đồng mức độ nhẹ ( 10% của dân số), có 11,8% ở trẻ em dưới 2 tuổi và 11,9% ở trẻ em 2 đến 5 tuổi bị thiếu vitamin A[8].

 

Về tình trạng thiếu vitamin D, tỷ lệ thiếu vi chất này ở ở nước ta khá cao so với các nước trong khu vực. Tổng điều tra vi chất năm 2009 cho thấy có khoảng 60% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và trẻ nhỏ thiếu vitamin D và bên cạnh đó khoảng 1/3 số trẻ em và phụ nữ thiếu vitamin D. Vitamin D thu được thông qua nguồn dinh dưỡng (10-20%) và tổng hợp từ da dưới hoạt động của ánh sáng mặt trời (80-90%). Tuy nhiên thực tế là các thực phẩm chứa vitamin D (cá béo, cá dầu, lòng đỏ trứng và gan cá) không được tiêu thụ phổ biến trong hầu hết các chế độ ăn của người dân Việt Nam.

 

Về tình trạng thiếu lyzin, theo kết quả tổng điều tra dinh dưỡng 2000 của Viện Dinh dưỡng, lượng protein tổng số tiêu thụ trong ngày cũng thấp so với mức của các nước đang phát triển, protein nguồn động vật dao động trong khoảng 25-40% tổng số tùy theo vùng, thấp nhất ở các vùng nông thôn. Mức lyzin ước tính trong khẩu phần cũng chỉ đạt khoảng 51,2 đến 64,3 mg/g protein.

 

Và theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, một trong những giải pháp phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi và thiếu vi chất dinh dưỡng là bổ sung vi chất vào thực phẩm. Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ uống sữa có bổ sung vi chất dinh dưỡng giúp cải thiện đáng kể tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ.

 

Nhân Hà

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm