Trẻ em cũng có thể mắc ung thư dạ dày

Hà An

(Dân trí) - Ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao, đang có xu hướng trẻ hóa. Nhiều người cho rằng đây là căn bệnh của người lớn, nhưng thực tế trẻ em cũng có thể mắc phải căn bệnh này.

Theo thống kê của Trung tâm nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC), mỗi năm trên thế giới có khoảng 1 triệu ca mắc ung thư dạ dày, đưa căn bệnh này thành loại ung thư đường tiêu hóa phổ biến hàng đầu, chỉ xếp sau ung thư trực tràng. Theo thống kê tỷ lệ trẻ mắc ung thư dạ dày ở trẻ em chiếm khoảng 0,05% trong số các ca ung thư đường tiêu hóa. 

Các chuyên gia cho biết ung thư dạ dày hoàn toàn có thể gặp ở trẻ em nhưng tỷ lệ rất hiếm và hầu hết có liên quan tới yếu tố di truyền, tức là trẻ có người thân mắc ung thư dạ dày. Còn lại phần lớn trẻ có thể mắc viêm dạ dày (thường liên quan tới nhiễm khuẩn HP) mà cha mẹ không hay biết, hoặc không điều trị tốt thì có thể ngay khi đó sẽ dẫn tới biến chứng như chảy máu, thủng dạ dày nhưng cũng có thể diễn tiến âm thầm và hàng chục năm sau mới phát triển thành ung thư dạ dày. 

Trẻ em cũng có thể mắc ung thư dạ dày - 1

Quá trình từ khi một đứa trẻ mắc viêm dạ dày do nhiễm khuẩn HP tới khi mắc ung thư dạ dày thường diễn ra trong thời gian rất dài. Và điều đó lý giải vì sao ung thư dạ dày thường gặp ở độ tuổi trung niên (từ 50-70) nhiều hơn.

Dấu hiệu ung thư dạ dày

Các thống kê, nghiên cứu đưa ra các nhận xét yếu tố môi trường và chế độ ăn là nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày. Ví dụ ăn nhiều hoa quả tươi, các chất giàu vitamin, chất xơ làm giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày trong khi các yếu tố ăn khác như thức ăn chứa nhiều nitrat cao, thức ăn khô, hun khói, thiếu phương tiện bảo quản. Ngoài ra, ung thư dạ dày cũng có tác dụng vai trò của rượu và thuốc lá.

Yếu tố thứ hai, một trong các nghiên cứu có giá trị đó là vai trò của vi khuẩn HP trong ung thư dạ dày. HP gây viêm teo niêm mạc dạ dày, dị sản ruột và loạn sản cuối cùng là ung thư.

Trẻ em cũng có thể mắc ung thư dạ dày - 2

Những người nhiễm vi khuẩn HP sẽ  làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày hơn 5-6 lần. Tuy nhiên tỷ lệ HP trong cộng đồng dân số trên thế giới tới 70 % nhưng không phải cứ nhiễm HP là có khă năng bị ung thư dạ dày. Chính vì thế, các chuyên gia khuyến cáo những người nhiễm vi khuẩn HP cần điều trị triệt để và đặc biệt phải thường xuyên thăm khám dạ dày để phát hiện bệnh sớm nhất.

Những người bị viêm loét dạ dày kèm HP khi thấy có dấu hiệu đau thường xuyên, dai dẳng vùng thượng vị cần đến bệnh viện khám ngay. Bởi nếu dạ dày bị viêm loét thì sẽ bắt đầu xuất hiện các cơn đau. 

Nhưng nếu nó là dấu hiệu ung thư dạ dày thì cơn đau thường xuyên và dai dẳng hơn. Các cơn đau cũng trở nên quặn thắt, dữ dội chứ không âm ỉ như lúc đầu. Bệnh nhân bị ung thư dạ dày có dấu hiệu nôn do lúc này khối u to chèn ép dạ dày gây nên. Ngoài ra có thể có dấu hiệu đi ngoài phân đen do chảy máu từ khối u.

Cách phòng tránh ung thư dạ dày

- Duy trì cân nặng lý tưởng và chăm tập thể dục.

- Hạn chế bia, rượu và các chất kích thích.

- Sử dụng những thực phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, chế độ ăn giàu chất xơ

- Điều trị các bệnh lý viêm dạ dày ngay khi phát hiện bệnh

- Khám tầm soát và xử lý triệt để các khối polyp, u lành trong dạ dày

- Tầm soát ung thư định kỳ nếu tiền sử gia đình có người mắc ung thư đường tiêu hóa…

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm