Tránh rủi ro trong thị trường khăn ướt bát nháo
Ghi nhận trên thị trường hiện có khoảng 50 nhãn khăn giấy ướt khác nhau với mức giá dao động trong khoảng 15.000 đồng - 50.000 đồng. Tuy nhiên, khăn ướt đạt chất lượng, an toàn cho sức khoẻ, đặc biệt là trẻ em chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Nhiều vi phạm trong sản xuất…
Vừa qua, Chi cục Quản lý Thị trường TPHCM đã xử lý các loại khăn ướt giá rẻ, chất lượng kém bán tràn lan trên vỉa hè Hoàng Văn Thụ, Trường Chinh, Quang Trung và các tỉnh lộ vùng ven. Hàng nghìn sản phẩm được sửn xuất thô sơ ngay trong nhà vệ sinh chật chội bị giữ tại cơ sở sản xuất kinh doanh khăn giấy ướt không có giấy phép ở quận Tân Bình.
Theo cơ quan chức năng, vi phạm phổ biến trong thị trường khăn ướt, đầu tiên phải kể đến là về bao bì, nhãn mác. Hầu hết các sản phẩm là đóng gói thủ công, chất lượng hoàn thiện bao bì, đóng gói kém, không ghi thành phần sản xuất.
Các cơ sở sản xuất "chui" đều gia công làm bằng tay nên dễ mất vệ sinh, nguyên liệu rẻ tiền nên chất lượng kém. Thậm chí có cơ sở còn thu gom khăn bẩn đã qua sử dụng ở các hàng quán, đem về tẩy trắng bằng hóa chất nồng độ cao rồi đóng gói thủ công.
Hầu hết đều sử dụng các hóa chất bảo quản rẻ tiền với nồng độ cao như phenoxyethanol, paraben... Các hóa chất này đều đã bị Cục quản lý Dược cấm sử dụng trong hóa mỹ phẩm.
Dùng các loại khăn này dẫn đến nguy cơ viêm da, mẩn ngứa, mề đay, dị ứng, mụn trứng cá, nhiễm trùng da và mắt. Tiếp xúc với các hóa chất như paraben nồng độ cao trong thời gian dài còn ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể, tiềm ẩn nhiều bệnh tật nguy hiểm.
Đáng chú ý, Việt Nam chưa có quy định về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm đối với khăn giấy ướt. Các đơn vị kinh doanh mặt hàng này chủ yếu chấp nhận công bố về chất lượng của các doanh nghiệp sản xuất. Song các doanh nghiệp có sản xuất đúng như công bố, có được giám sát kỹ về điều kiện vệ sinh hay nhà sản xuất có điều chỉnh gì về thành phần, công thức... hay không thì chưa kiểm soát được.
Cần kỹ càng trong lựa chọn
Mặc dù trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm khăn giấy ướt dành cho trẻ em không đáp ứng được các tiêu chuẩn cần thiết để đảm bảo an toàn nhưng người tiêu dùng hoàn toàn có thể phân biệt, tránh mua phải những loại này. Đó là đọc kỹ bao bì sản phẩm để loại trừ khăn ướt có chất bảo quản bị cấm Paraben và Methylisothiazolinone, đồng thời kiểm tra thông tin về đặc tính, hoạt chất sử dụng và sử dụng phần mềm Barcode Scanner để kiểm tra nguồn gốc nhãn hiệu.
Theo đó, 1 sản phẩm khăn giấy ướt an toàn cần phải được sản xuất trong môi trường vô trùng, tuân thủ theo các quy trình nghiêm ngặt để đảm bảo sản phẩm luôn đảm bảo tiêu chuẩn cao, an toàn cho người sử dụng.
Ngoài nguyên liệu là vải không dệt,, được khử trùng bằng tia cực tím trước khi sản xuất, tất cả các hoạt chất trên bao bì phải nằm trong bảng đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Toàn bộ sản phẩm của DHTI: Mamamy, Kin Kin, Luck Lady, Dot, Hoa Lan… đều đã được kiểm nghiệm và chứng nhận không chứa hóa chất độc hại như Paraben, Phenoxyethanol, Methylisothiazolinone… bởi SGS-Thuỵ Sỹ. Đây là tổ chức hàng đầu thế giới trong lĩnh vực giám định, thử nghiệm, thẩm tra và chứng nhận an toàn vi sinh công nghiệp với hơn 1.300 văn phòng và phòng thí nghiệm. Với độ bao phủ trên 80% thị trường truyền thống, chiếm tới 30-45% diện tích quầy kệ siêu thị trong nhóm ngành hàng khăn ướt trong nước; là đơn vị gia công, xuất khẩu trực tiếp tới các thị trường lớn trên thế giới như Singapore, Đài Loan, Nhật Bản… ông Bùi Minh Tuấn, Giám đốc Công ty Thương mại và Đầu tư Đông Hiệp (DHTI), ra tuyên bố: “Tại bất kỳ thời điểm nào, bất kỳ sản phẩm nào của DHTI mang đi kiểm định sẽ đều không có các chất độc hại này. Chúng tôi cam kết tặng 1 tỷ đồng cho người phát hiện khăn ướt Mamamy có chứa Paraben và Methylisothiazolinone”. |
Ngọc Linh