Tổn thương phổi cần theo dõi chặt ngừa ung thư hóa

(Dân trí) - Anh tôi đi khám, phát hiện có tổn thương ở phổi trái kích kích thước 22x15mm, song bác sĩ kết luận tổn thương nhỏ, không lấy được sinh thiết. Vậy anh tôi có nguy cơ cao bị ung thư phổi không?

Anh trai tôi khám ở Bệnh viện K cơ sở 1, chụp CT 64 dãy kết quả tổn thương phổi trái kích thước 22x15mm. Bác sĩ khám chỉ định nhập viện để làm sinh thiết. Khi nhập viện, anh tôi được chuyển xuống Bệnh viện K cơ sở 3 và kết luận tổn thương nhỏ, không rõ ràng, không lấy được sinh thiết. 

Với chẩn đoán như vậy, anh tôi có nguy cơ cao bị ung thư phổi không hay có thể là lao phổi? Lao phổi và ung thư phổi khác nhau như thế nào? Liệu có điều trị được không? Xin bác sĩ giải đáp giúp. (Trịnh Văn Thành)

Tổn thương phổi cần theo dõi chặt ngừa ung thư hóa - 1

TS.BS Nguyễn Khắc Kiểm Trưởng khoa Ngoại lồng ngực, Phó Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật nội soi Robot, Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội): Khối u ở phổi trái đường kính 15-22mm, đây là một tổn thương nhưng chúng tôi phải căn cứ vào đặc điểm tổn thương trên CT, đã được nội soi phế quản chưa… Tuy nhiên, với tổn thương khoảng 2cm ở phổi, đã đến Bệnh viện K khám và các bác sĩ kết luận tổn thương không rõ, không điển hình của ung thư hoặc tổn thương cũ sẹo do lao hoặc do viêm phổi cũ. Đấy là những khả năng có thể xảy ra. 

Tuy nhiên, tôi vẫn phải khuyến cáo bạn những tổn thương như vậy cần được theo dõi sát 3 tháng/lần, đến bệnh viện kiểm tra, chụp phim, đánh giá xem nó có phát triển lên không. Nếu bạn lo lắng quá, bạn có thể thể quay lại Bệnh viện K, cầm phim chụp và hồ sơ tài liệu đến tôi sẽ xem trực tiếp. 

Với tổn thương như thế cũng có thể là lao phổi, người ta phải soi phế quản, hút đờm, nuôi cấy lao…, nếu xác định lao dương tính tính thì phải điều trị theo phương án của lao phổi. Còn chưa xác định được lao thì những tổn thương phổi như vậy cần được theo dõi chặt chẽ. 

Nam Phương ghi

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm