1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Tích cực điều trị viêm gan vi rút để giảm thiểu nguy cơ xơ, ung thư gan

(Dân trí) - Trong suốt 2 giờ giao lưu trực tiếp với bạn đọc Dân trí, GS. Và PGS. đã tư vấn, trả lời hơn 60 câu hỏi về phòng và điều trị viêm gan vi rút. Trong đó, một tin vui với bạn đọc là nếu tuân thủ hướng dẫn điều trị Tây y và kết hợp sử dụng đúng thảo dược, bệnh hoàn toàn có thể lui.<br><a href="http://giaoluu.dantri.com.vn/Public/182/dang-ky-phong-van.html"><b>&nbsp;>>&nbsp;         Bạn đọc đặt câu hỏi và theo dõi giao lưu trực tuyến tại đây</b></a>

Tích cực điều trị viêm gan vi rút để giảm thiểu nguy cơ xơ, ung thư gan
Phó Tổng Thư ký toà soạn Cấn Mạnh Cường (ngoài cùng bên trái) tặng hoa cho GS.TS Nguyễn Văn Mùi (thứ 3 từ phải sang) và PGS.TS Trịnh Thị Xuân Hoà

Những lưu ý khi điều trị viêm gan B

Theo GS.TS Nguyễn Văn Mùi, nguyên Giám đốc Bệnh viện Quân y 103, khi đã phát hiện bị viêm gan B, bạn cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để làm các xét nghiệm chuyên khoa sinh học phân tử kết hợp với khám lâm sàng.

Nhiễm vi rút viêm gan B ở thể người lành mang vi rút (không triệu chứng) thì không cần phải điều trị.

Còn khi bị viêm gan mạn tính thể hoạt động thì phải dùng thuốc kháng vi rút kết hợp với các thuốc khác để bảo vệ chức năng gan bình thường theo phác đồ, tránh để lâu, bệnh có thể nặng hơn.

Nhiễm vi rút viêm gan B mà kéo dài trên 6 tháng thì được coi là nhiễm vi rút mạn tính. Còn viêm gan B mạn tính là bệnh viêm gan do vi rút B gây ra kéo dài trên 6 tháng.

Bệnh viêm gan B có thể chữa khỏi dù tỉ lệ khỏi hoàn toàn không cao và cần điều trị lâu dài. Tùy từng cách điều trị sẽ có những chi phí điều trị khác nhau như gentino-B và Tenofovir là một nucleosit thế hệ mới có tác dụng tốt nhưng giá thành đắt hơn một chút. Còn các thuốc khác giá thành rẻ như Lamivudin, Adeforvir nhưng tỷ lệ kháng hiện nay khá cao. Và việc điều trị thường phải kết hợp 2 loại thuốc đó.

Khi điều trị bằng một thuốc kháng vi rút nào đó, phải kiểm tra thường xuyên xem nồng độ vi rút có giảm không. Phải tiếp tục điều trị bằng các thuốc kháng vi rút cho tới khi có chuyển đảo huyết thanh HBeAb và HBsAb và vi rút về âm tính. Nếu không thì phải xem lại phác đồ điều trị hoặc phải thay thuốc.

Trường hợp cho kết quả HBV-DNA cho kết quả dưới ngưỡng liên tục trong 18 tháng thì có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ trong việc ngừng thuốc. Nếu có điều kiện thì nên duy trì dùng thuốc lâu dài.

Vì dù đã điều trị bằng các thuốc kháng vi rút nhiều năm, các xét nghiệm đều âm tính cũng chưa thể khẳng định là trong người bệnh đã hết vi rút.

Nếu dùng thuốc đã quá nhiều năm và các lần kiểm tra vi rút đều âm tính thì bạn cũng có thể tạm ngừng dùng thuốc nhưng 3-6 tháng sau phải đi kiểm tra lại vi rút.

Theo đó để có thể kiểm soát bệnh, cần thường xuyên đi kiểm tra chức năng gan, siêu âm gan 6 tháng/lần.

Phải khẳng định chắc chắn là trong điều trị viêm gan vi rút, nhất định phải điều trị bằng các thuốc ức chế vi rút còn thuốc nam chỉ là hỗ trợ, không thể giúp có kết quả âm tính.

Mục tiêu điều trị là để giữ ổn định chức năng gan, hạn chế tỷ lệ chuyển sang xơ gan và ung thư gan. Còn khi đã xơ gan thì những phần xơ không thể hồi phục được. Tuy vậy, gan vẫn đảm bảo được chức năng nếu xơ chưa nhiều, gan còn bù.

Những lưu ý khi điều trị viêm gan C

Viêm gan C là bệnh có thể chữa khỏi trong vòng 1 năm tuỳ theo Genotype (type huyết thanh), nếu như 6 tháng sau điều trị kiểm tra vi rút không còn phát hiện thấy thì có thể coi đó là khỏi bệnh.

Viêm gan B là bệnh viêm gan do vi rút B gây ra. Đây là loại vi rút có cách nhân lên bằng cách phiên mã ngược giống như vi rút HIV. Do vậy, điều trị bệnh viêm gan vi rút B là khó khăn. Còn viêm gan C là bệnh do vi rút viêm gan C gây ra. Vi rút này có thể bị tiêu diệt bởi Interferon kết hợp với Ribavirin. Do vậy, điều trị khỏi hoàn toàn viêm gan C dễ hơn viêm gan B.

Hiện nay điều trị viêm gan C theo hướng dẫn của Bộ Y tế là dùng Peginterferon kết hợp với Ribavirin. Bình thường, đối với vi rút viêm gan C typ 1, phải điều trị 24 tháng. Trường hợp bố cháu, điều trị tháng đầu không đáp ứng nổi phải bỏ trị thì phải sử dụng thuốc khác.

Ở Việt Nam hiện đã sản xuất được Peglamda có thể điều trị rất tốt đối với viêm gan C. Tuy vậy, thuốc còn đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1.

Đối với viêm gan A, hiện cũng đã có vắc xin nhưng thường không dùng vì viêm gan A thường diễn biến nhẹ và không để lại thành mạn tính cũng như xơ gan và ung thư gan. Còn viên gan C thì hiện chưa có vắc xin. Do vậy, người ta thường chỉ tiêm vắc xin viêm gan B mà thôi.

Có thể ngăn ngừa và giảm nguy cơ biến chứng

Theo PGS.TS Trịnh Thị Xuân Hoà, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Truyền nhiễm, bệnh viện Quân y 103, vi rút viêm gan B lây qua đường máu, qua 3 phương thức: mẹ qua con, sinh hoạt tình dục và máu như: tiêm truyền, nhổ răng, xăm thẩm mỹ...

Do đó, để phòng ngừa lây từ mẹ sang con, người phụ nữ bị viêm gan vi rút cần phải điều trị dứt điểm trước khi có con. Còn khi thai phụ mắc viêm gan B, trẻ đã được tiêm vắc xin viêm gan B trong 12-24 giờ đầu và để chắc chắn hơn thì dùng thêm kháng huyết thanh cũng trong 12-24 giờ đầu.

Những thành viên trong gia đình có người bị viêm gan B chưa bị lây nhiễm (HBsAg âm tính) thì cần đi tiêm vắc xin dự phòng.

Để ngăn ngừa các biến chứng xơ gan, ung thư gan do viêm gan vi rút, người mang bệnh cần làm nhiều lần xét nghiệm men gan SGOT và SGPT để xác định xem gan có bị tổn thương gan. Còn chắc chắn hơn thì phải làm sinh thiết gan để xác định thể bệnh. Còn khi đã xác định được thể bệnh thì xử lý theo hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa.

Không nên uống nhiều rượu bia bởi vì khả năng xơ gan và ung thư gan cũng có thể xảy ra ở những người uống bia rượu nhiều. Đây cũng là một căn nguyên gây xơ gan và ung thư gan khá phổ biến.

Khi gan đã bị xơ thì không thể làm cho gan hết xơ. Nhưng bạn cũng có thể kết hợp thêm cà gai leo hay sản phẩm Giải độc gan Tuệ Linh vì sản phẩm này có tác dụng hạn chế sự phát triển của xơ gan.

Nhân Hà