Thuốc giải rượu thực chất có tác dụng hay không?

Nhiều người lo ngại phải uống nhiều rượu trong dịp Tết nên đã sử dụng thuốc để giải rượu nhưng thực chất việc làm này có tác dụng gì hay không?

 

Theo


Theo PGS.TS. Phạm Duệ, GĐ Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai, Hà Nội, người bình thường, không quá 30ml rượu mạnh và không quá 700ml bia/ngày.

 

Về tác hại của việc uống nhiều rượu, BS Phạm Duệ cho biết rượu sẽ tàn phá cơ thể, trước hết là tàn phá hệ tiêu hóa, đặc biệt là gan. Theo thời gian, các tế bào gan sẽ bị phá hủy, tiêu diệt, thay thế bằng tế bào xơ và 1 ngày nào đó là xơ gan cổ trướng. Lúc này chữa rất tốn kém và khó khăn

 

Dạ dày bị tra tấn rượu nhiều sẽ bị viêm loét dạ dày, các bệnh tiêu hóa mãn tính (hay bị rối loạn tiêu hóa, giảm hấp thu…)

 

Gây hại cho hệ thần kinh, ngành y gọi là bệnh não do rượu với các biểu hiện nhớ nhớ quên, hoang tưởng, ảo giác… tư duy không bình thường.

 

Về việc nhiều người truyền nhau uống thuốc bổ gan để giả độc rượu thậm chí uống trước khi uống rượu để giảm say, BS Phạm Duệ cho biết nó chỉ có tác dụng hỗ trợ nhưng không giải quyết được căn nguyên. Chắc chắn là cứ uống bổ gan mà vẫn uống rượu thì vẫn cứ bị xơ gan.Còn thuốc uống để đỡ say thì nhiều nhưng không chính thức và khoa học chưa công nhận.

 

Về việc dùng thuốc chống nôn khi uống rượu. PGS.TS Phạm Duệ khuyên không nên sử dụng thuốc chống nôn vì đó là phản ứng tự vệ của cơ thể, giúp tống rượu ra ngoài. Nếu không nôn được còn khuyến cáo là gây nôn. Tư thế nôn chống sặc là nằm sấp, mặt nghiêng hoặc ngồi cúi đầu thấp.

 

Theo Nguyệt Ánh

VTV