Thoát khỏi nỗi sợ ung thư hậu môn nhờ kết hợp các phương pháp điều trị chuẩn Mỹ
(Dân trí) - Ung thư hậu môn là căn bệnh hiếm gặp, người bệnh thường phát hiện muộn do có triệu chứng tương tự các bệnh hậu môn khác. Tuy vậy, ung thư hậu môn có thể điều trị hoàn toàn được bằng phẫu thuật, xạ trị và hoá trị.
Ung thư hậu môn hiếm gặp, song đang có xu hướng gia tăng trên thế giới. Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Đỗ Minh Hùng - Trưởng khoa Ngoại tổng quát, Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH (Quận 2, TP.HCM) năm 2019, Hiệp hội Ung thư Hoa kỳ ước tính có khoảng 8.300 người mắc mới (5.530 ở nữ, 2.770 ở nam) và 1.280 ca tử vong do ung thư hậu môn tại Mỹ. Tại Việt Nam, bác sĩ Hùng từng điều trị cho không ít bệnh nhân suốt 25 năm theo nghề. Ung thư hậu môn hiếm gặp ở lứa tuổi <35, chủ yếu gặp ở người lớn với tuổi trung bình là 60. Tỉ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn nam một chút.
Nguyên nhân chính xác của ung thư hậu môn chưa được xác định rõ nhưng có vài yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư hậu môn của một người.
Hầu hết những ung thư tế bào vẩy hậu môn liên quan đến nhiễm papilloma virus ở người (HPV = human papilloma virus), cùng chủng với loại gây ra ung thư cổ tử cung và loại ung thư khác. Thực tế, phụ nữ có ung thư (hoặc tiền ung thư) cổ tử cung, âm đạo, âm hộ có nguy cơ cao về ung thư hâu môn. Điều này có khả năng, nhưng ung thư hậu môn gây ra bỡi nhiễm HPV. HPV lây nhiễm từ người này sang người khác qua tiếp xúc qua da, vùng lây nhiễm, lây lan qua hoạt đông tình dục âm đạo, hậu môn và miệng. Virus này có thể lây lan qua tiếp xúc giữa các cơ quan sinh dục, tay với cơ quan sinh dục, cũng có thể lây lan tới một phần khác của cơ thể như từ cơ quan sinh dục tới hậu môn.
Ở những người suy giảm miễn dịch (HIV, thuốc...), khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể kém, virus càng có điều kiện hoạt động mạnh hơn và phát triển thành ung thư.
Thuốc lá là tác nhân chính gây ung thư phổi, tuy nhiên, những chất hóa học gây ung thư trong khói thuốc có thể đi từ phổi tới những bộ phận khác của cơ thể và gây ra ung thư. Thuốc lá cũng làm hệ thống miễn dịch ít hiệu quả chống lại nhiễm HPV, tăng nguy cơ ung thư hâu môn đặc biệt ở người có yếu tô nguy cơ khác đi kèm.
Ung thư hậu môn gắn liền với phần cơ thể vốn nhạy cảm, liên quan nhiều đến đời sống tình dục. Vì vậy, nhiều bệnh nhân thường mặc cảm, ngại thăm khám, điều trị chậm trễ, làm vuột mất cơ hội chữa bệnh. Nếu hậu môn có dấu hiệu ngứa, chảy máu, đau, són, cảm giác nặng hoặc xuất hiện u cục... thì nên đi khám ngay. Những đối tượng có yếu tố nguy cơ cao nên quan tâm, thăm khám định ký với bác sĩ chuyên khoa.
Bệnh có 4 giai đoạn. Tùy thời điểm, kích thước và độ sâu khối u mà có phác đồ điều trị phù hợp:
Giai đoạn 0
Giai đoạn này, ung thư mới ở lớp niêm mạc ống hậu môn, chưa ăn vào lớp sâu hơn. Mục tiêu điều trị ở giai đoạn này là cắt bỏ hoàn toàn sang thương ung thư cũng như phần mô lành xung quanh để có bờ cắt âm tính. Xạ trị và hóa trị hiếm khi cần thiết ở giai đoạn này.
Tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH, toàn bộ quá trình phẫu thuật được thực hiện trong phòng mổ OR1 vô trùng, thiết kế bởi hãng Karl Storz (Đức). Phòng mổ kiểm soát nhiễm khuẩn tốt, sử dụng các thiết bị đạt chuẩn JCI hiện đại bậc nhất của Mỹ, nên bệnh nhân sẽ không cần tiêm truyền kháng sinh liều cao sau phẫu thuật.
Giai đoạn 1 và 2
Ung thư lúc này đã ăn vào thành hậu môn, nhưng chưa lan sang các cơ quan lân cận hoặc đến hạch bạch huyết. Phẫu thuật cắt bỏ cục bộ có thể áp dụng để loại bỏ một số khối u nhỏ (dưới 1 cm) không liên quan đến cơ thắt hậu môn. Sau đó, hóa trị và xạ trị thêm nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.
Điều trị tiêu chuẩn cho ung thư hậu môn nhằm lấy bỏ được sang thương mà không gây tổn thương cơ thắt là hóa-xạ trị kết hợp. Nếu ung thư không thể lấy đi hoàn toàn bằng hóa xạ trị kết hợp, điều trị thêm có thể cần thiết, thường sau 6 tháng. Điều trị thêm có thể chỉ là hóa trị hoặc cắt bỏ tại chỗ.
Giai đoạn 3
Giai đoạn 3, ung thư đã lan đến các cơ quan lân cận hoặc hạch bạch huyết gần đó, nhưng chưa vươn tới nơi xa như gan, phổi…Trong hầu hết trường hợp, phương pháp điều trị đầu tiên sẽ là hóa-xạ trị kết hợp.
Bệnh nhân được theo dõi chặt chẽ 6 tháng, nếu ung thư vẫn còn và phát triển, có thể phải tăng cường hóa trị. Còn nếu ung thư lan đến các hạch bạch huyết gần đó, chúng có thể phải loại bỏ bằng phẫu thuật hoặc xạ trị.
Phẫu thuật thường được sử dụng nếu phương pháp hóa trị không tiêu diệt hết khối u, hoặc bệnh nhân không thể xạ trị. Đôi khi, phẫu thuật cũng chỉ nhằm giảm triệu chứng bệnh trước khi điều trị bằng hóa chất.
Giai đoạn 4
Ung thư đã lan đến các cơ quan hoặc mô ở xa hơn, thường là phổi, gan, não hoặc xương. Việc điều trị nhằm mục đích kiểm soát bệnh càng lâu càng tốt và giảm các triệu chứng càng nhiều càng tốt, chứ khó thể chữa khỏi.
Hóa trị đơn lẻ hoặc kết hợp thêm với xạ trị, thường là phác đồ điều trị tiêu chuẩn trong trường hợp này. Phẫu thuật cũng có thể được lựa chọn để kéo dài cuộc sống, giảm triệu chứng…, song cần cân nhắc các rủi ro khi mổ. Bác sĩ sẽ cắt bỏ cả trực tràng, hậu môn và một phần đại tràng sigma (APR) bằng mổ nội soi hoặc mổ mở. Sau đó, mở thông phần ruột phía trên qua thành bụng làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn.
Ngoài 3 phương pháp chính, bác sĩ còn sử dụng liệu pháp hỗ trợ giảm triệu chứng. Ví dụ, người bệnh lo âu có thể dùng liệu pháp massage, thiền, thôi miên, âm nhạc, tập thể dục hoặc kỹ thuật thư giãn. Tập thể dục nhẹ nhàng hay dưỡng sinh giúp đối phó với mệt mỏi. Đau và buồn nôn có thể xử trí bằng châm cứu, thôi miên hoặc âm nhạc. Khó ngủ thì nên tập yoga hoặc dùng kỹ thuật thư giãn.
Để bệnh nhân bớt đau, giảm biến chứng, rút ngắn thời gian nằm viện, Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) sẽ sử dụng thêm liệu pháp “Tăng cường phục hồi sau phẫu thuât - ERAS”. Người bệnh sẽ được bổ sung protein chất lượng cao trước và sau khi phẫu thuật, khuyến khích đi lại và vận động càng sớm càng tốt, uống nhiều nước, bỏ ống thông và ống dẫn lưu sau mổ… để cơ thể nhanh phục hồi.
Đăng ký khám và điều trị Ung thư hậu môn với Tiến sĩ, Bác sĩ Đỗ Minh Hùng tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH theo địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, An Phú, quận 2, TP.HCM. Hoặc liên hệ tổng đài (028) 3910 9999. Website: www.aih.com.vn