Thiết bị phát hiện điếc sớm ở trẻ nhỏ
(Dân trí) - Nhằm sớm phát hiện trẻ có tật điếc, Phòng khám tai mũi họng của bệnh viện Xanh- pôn đã áp dụng kỹ thuật đo âm ốc tai (OAE) và đo đáp ứng thính giác thân não bằng (ABR) để phát hiện điếc sớm.
Đây là thiết bị hiện đại kiểm tra về thính lực và sẽ cho kết quả nhanh và rất chính xác. Theo ông Trần Trí Lễ, BS của bệnh viện, nếu trẻ được kiểm tra thính lực bằng bằng kỹ thuật đo âm ốc tai (OAE) và đo đáp ứng thính giác thân não bằng (ABR) để phát hiện tất điếc khi dưới 6 tháng tuổi và được can thiệp ngay thì khả năng phát triển bình thường là rất cao.
Kỹ thuật này được tiến hành khi trẻ đang ngủ hoặc nằm yên, không đau và rất an toàn. Khi ấy thiết bị OEA sẽ cho biết hoạt động của ốc tai (là bộ phận tai trong). ABR cho biết hoạt động của dây thần kinh thính giác và của não đối với các kích thích âm thanh. Sau khi đo, các bác sĩ sẽ giải thích kết quả cho cha mẹ các cháu.
Hai kỹ thuật này còn được sử dụng để khám và kiểm tra cho mọi lứa tuổi giúp phát hiện tật điếc và định khu tổn thương do các nguyên nhân như u thần kinh số 8, tổn thương ốc tai, điếc giả, không nói do tự kỷ, v.v…
Với những trẻ phát hiện ra tật điếc sẽ được đưa tới các trung tâm can thiệp sớm, giúp trẻ không may bị tật có khả năng phát triển ngôn ngữ và trí tuệ bình thường.
Tính trong năm 2005 phòng khám tai mũi họng bệnh viện Xanh- Pôn đã khám cho 401 cháu qua hai lần sàng lọc và khám chẩn đoán. Kết quả không bình thường là 22 cháu.
Theo số liệu thống kê thì tỷ lệ trẻ điếc trên trẻ sơ sinh bình thường là 1,1- 5,7% có nghĩa là cứ 1.000 trẻ em được sinh ra thì có 1- 5 trẻ bị điếc.
Thanh Trầm