Tháng 8 - thời điểm dễ nhiễm siêu vi

Sốt có thể là triệu chứng của nhiều bệnh, bao gồm sốt xuất huyết, sốt phát ban hay cảm cúm và cả sốt siêu vi…. Nên khiến không ít người bị nhầm lẫn.

Không phải cứ sốt cao là bị sốt siêu vi

Chúng ta không còn xa lạ với những cơn sốt xuất hiện bất chợt hoặc trong thời điểm thời tiết giao mùa, biến đổi đột ngột về nhiệt độ. Thời tiết chuyển sang giao mùa với sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh là nguyên nhân khiến trẻ em dễ bị ốm, sốt.

Thực chất, sốt là một phản ứng của cơ thể khi có tình trạng nhiễm trùng, sưng viêm hoặc do bị nhiễm virus, vi khuẩn gây bệnh. Nó chỉ là một triệu chứng chứ không thể coi là một bệnh.

Thế nhưng, rất nhiều bậc cha mẹ lại luôn khăng khăng cho rằng con mình bị sốt là vì cảm cúm do sự thay đổi nhiệt độ bất thường.

Cảm cúm là bệnh do nhiều virus gây ra và có thể gặp vào bất kỳ thời gian nào trong năm. Đây là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, theo không khí nên cũng rất dễ lây lan. Biểu hiện bệnh là đôi khi sốt, đau mỏi cơ thể, đau đầu, đau họng nhẹ không liên tục, ho và còn có thể buồn nôn, chóng mặt. Khi bị cảm thì rất dễ có khả năng chuyển sang viêm phế quản, sưng phổi.

Tháng 8 - thời điểm dễ nhiễm siêu vi - 1

Tại các tỉnh vùng cao, miền núi, do đặc điểm có nhiều cơn mưa bất chợt, lại kết hợp với thói quen tích trữ nước phòng trừ hạn mà dẫn đến sự phát triển mạnh của các loài muỗi, trong đó có cả muỗi vằn gây bệnh. Chính vì vậy, khi thấy trẻ bị sốt, cha mẹ nghi ngay đến khả năng trẻ bị sốt xuất huyết.

Sốt xuất huyết là bệnh do muỗi vằn đốt gây ra. Bệnh có thể phát triển thành dịch và gây tử vong, đặc biệt là với trẻ nhỉ. Ở thể nhẹ, người bệnh sốt xuất huyết thường gặp các triệu chứng như: sốt đột ngột 39-40 độ C, đau đầu dữ dội ở vùng trán, nổi mẩn phát ban. Ở thể nặng bệnh có thể kèm theo các triệu chứng khác như: nổi các chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, ói ra máu, đại tiện phân đen, đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng...

Sốt phát ban cũng có đầy đủ các triệu chứng như sốt xuất huyết, chỉ khác nhau ở chỗ dùng tay căng da chỗ có ban đỏ, nếu ban đỏ mất đi là sốt phát ban, còn khi căng da mà vẫn thấy chấm li ti thì đó là sốt xuất huyết.

Sốt có thể là triệu chứng của nhiều bệnh, bao gồm sốt xuất huyết, sốt phát ban hay cảm cúm và cả sốt siêu vi. Khi thời tiết thay đổi, vi sinh vật gây bệnh phát triển mạnh thì nguy cơ mắc bệnh sốt siêu cao hơn cả, đặc biệt là ở trẻ em. Điều đáng tiếc là rất nhiều người lại bỏ qua điều này.

Tháng 8 - thời điểm dễ nhiễm siêu vi - 2

Nhận biết bệnh sốt siêu vi - bệnh thường gặp trong thời điểm giao mùa

Sốt siêu vi là trường hợp sốt do nhiễm các siêu vi trùng (virus) khác nhau. Sốt siêu vi thường không nguy hiểm và có thể tự hết trong vòng 3-7 ngày.

Sốt siêu vi là bệnh truyền nhiễm có thể do nhiều loại tác nhân gây ra, chủ yếu là các loại virus, vi khuẩn như Rhinovirus, Coronavirus gây cảm lạnh; Adenovirus gây viêm họng; RSV - virus hợp bào hô hấp gây viêm phổi; Enterovirus (các virus Echo và Coxsackie) gây bệnh sốt cấp tính...

Một số triệu chứng, biểu hiện khi trẻ nhiễm sốt siêu vi bao gồm:

- Nôn sau khi ăn.

- Sốt cao co giật. Biểu hiện này thường gặp khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, có thể kèm theo tím môi. Nếu tình trạng này kéo dài, diễn biến nặng, tái phát nhiều lần có thể gây thiếu ôxy não, hôn mê và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

- Sốt cao rét run toàn thân, đặc biệt là tay, chân.

- Chảy nước mũi, tăng tiết đờm dãi trong miệng.

- Ho, rối loạn tiêu hóa, nôn khan, đau đầu, đau người...

- Phát ban: Sau khi sốt vài ngày, trẻ có thể xuất hiện ban đỏ trên da và đỡ sốt.

Khi trẻ có biểu hiện sốt siêu vi, cha mẹ cần chăm sóc con đúng cách ngay khi ở nhà. Cần chú ý theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ, có biểu hiện sốt thì cần làm mát cơ thể cho trẻ bằng cách lau người với nước ấm, lau mồ hôi, cho trẻ ở nơi thoáng mát, mặc quần áo thoát mồ hôi...

Tháng 8 - thời điểm dễ nhiễm siêu vi - 3

Cha mẹ nên dự phòng sẵn thuốc hạ sốt và cặp nhiệt độ ở nhà để dùng khi cần thiết. Khi thân nhiệt cao trên 38,5 độ C thì dùng một số thuốc hạ sốt như paracetamol với liều 10-15mg/kg cân nặng mỗi 4-6 giờ để tránh sốt cao co giật (Không dùng Aspirin vì có thể gây nguy hiểm).

Khi bị sốt, cơ thể trẻ sẽ mất nước dẫn đến mệt mỏi, chán ăn. Hãy bổ sung nước cho con bằng cách cho con uống thêm các loại nước hoa quả, nước đun sôi để nguội, nước bù điện giải oresol và ăn các loại thức ăn dạng lỏng nếu con không chịu ăn.

Ngoài ra, cha mẹ cần vệ sinh sạch sẽ, tắm rửa cho con bằng nước ấm trong phòng kín để phòng chống bội nhiễm.

Nếu trẻ có biểu hiện co giật, sốt cao không hạ sốt được nôn khan nhiều lần, tiêu chảy, lơ mơ, li bì, thở nhanh... thì cần đưa ngay đến cơ sở y tế.

Hapacol với hoạt chất chính là paractamol giúp cả gia đình bạn giảm các triệu chứng cảm, sốt, nhức đầu một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dươc Hậu Giang.

Địa chỉ: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P.An Hoà, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ

Mọi thông tin liên hệ: 07103891433 – (08) 3891434

Tháng 8 - thời điểm dễ nhiễm siêu vi - 4

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm