Tầm quan trọng của vitamin tổng hợp cho trẻ

Tầm quan trọng của vitamin tổng hợp cho trẻ từ 1- 12 tuổi cho quá trình tăng trưởng trẻ, hậu quả nếu thiếu, hổ trợ bệnh, phục hồi sau bệnh, tăng hấp thu ở trẻ biếng ăn..

Vitamin là những hợp chất hữu cơ rất cần cho sự sống. Cơ thể con người không tự tổng hợp được vitamin mà phải lấy chúng từ nguồn thức ăn có sẵn trong thiên nhiên,các loại thức ăn và rau xanh là những nguồn vitamin phong phú. Các vitamin được chia ra làm 2 loại: vitamin tan trong dầu mỡ gồm các vitamin như A,D , E, K và các vitamin tan trong nước như vitamin nhóm B và nhóm C.

Tầm quan trọng của vitamin tổng hợp cho trẻ

Vitamin tham gia vào quá trình chuyển hoá cơ thể: tham gia vào các enzym các tổ chức trong cơ thể, tổng hợp, sử dụng và chuyển hoá các chất dinh dưỡng ở mức tế bào và cơ thể. Việc bổ sung đầy đủ vitamin nói chung và vitamin nhóm B nói riêng sẽ đảm bảo sự phát triển đều đặn và cân đối trong những năm đầu đời.

Các vitamin tan trong dầu, mỡ:

Tên

Vai trò

Thiếu

Nguồn cung cấp chính

Vitamin A

 nuôi dưỡng mắt.

 lâu dài có thể gây bệnh quáng gà, dẫn tới mù loà

rau xanh, khoai lang vàng, mơ gấc chín, cà chua, mỡ sữa,gan động vật.

Vitamin D

cần thiết cho sự phát triển xương

và răng

 còi xương, mềm xương

dầu cá, gan, lòng đỏ trứng thịt lợn, chất béo của sữa

Vitamin E

chống oxy hoá và bảo vệ tế bào

ảnh hưởng đến quá trình sinh sản, tạo phôi thai.

dầu thực vật, rau xanh, xà lách, cải xanh, bơ, lòng đỏ trứng

Vitamin K

có va đặc biệt cho cơ chế đông máu.














 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Các vitamin tan trong nước:

Tên

Vai trò

Thiếu

Nguồn cung cấp

B1

Tác động đén hệ thần kinh trung ương

Phù, viêm dây thần kinh

ngũ cốc, các loạị hạt đậu, gan, tim thận

B2

Vai trò quan trọng trong phản ứng oxy hoá khử

 


PP

Tác động đến hệ thần kinh trung ương

Bệnh ngoài da , lở loét da môi miệng

lạc, vừng, đậu các loại, giá, rau ngót,rau dền đỏ cá, tôm cua, ếch

B6

có vai trò quan trọng trong chuyển hoá acid amin

gây những triệu chứng bệnh lông, tóc, móng, ngoài da, niêm mạc

gan, thịt gà…

B12

là chất chống thiếu máu tạo hồng cầu.

Gây thiếu máu

phomat, quả hạnh nhân sữa đạu nành, sữa chua…












 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


Acid folic

có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và sinh sản của tế bào

gây thiếu máu

men bia, rau xanh đậm nấm men

Vitamin C

Bảo vệ tế bào và chống lão hoá

dễ gây xuất huyết, nhiễm trùng

rau xanh, rau muống, bắp cải, cam chanh, bưởi, xoài, khoai tây, củ hành,hành tây








 
 
 
 
 
 
Khi nào cần bổ sung vitamin cho bé:

Vitamin có nhiều trong các thực phẩm ăn uống hàng ngày, nên tăng cường rau xanh, trái cây, củ quả trong chế độ ăn của trẻ. Tuy nhiên, cơ thể khó mà có đủ vi chất cần thiết, đó là do: chất lượng thực phẩm giảm sút do quá trình nuôi trồng (thuốc trừ sâu, thuốc tăng trọng, phân bón…), đóng gói, chuyên chở, lưu trữ kéo dài hay do rửa quá kỹ, chiên, xào làm giảm đáng kể lượng vitamin... Đối với trẻ bệnh, suy dinh dưỡng, chậm lớn thì việc bổ sung vitamin là cần thiết.

Đối với trẻ béo phì trong chế độ ăn hạn chế chất béo nên việc hấp thu vitamin A, D ,E ,K kém vì đó là những vitamin tan trong chất béo.

Thông thường, trẻ ít khi thiếu hụt một loại vitamin đơn độc mà thường thiếu nhiều loại cùng một lúc. Chính vì vậy cần bổ sung vitamin cho trẻ nhất là giai đoạn trẻ sơ sinh đến 12 tuổi - giai đoạn “vàng” cho sự phát triển thể chất, tâm thần vận động. Nếu không được bổ sung kịp thời vitamin thiết yếu thì dù sau này có cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cũng rất khó để phục hồi.

Do vậy các bậc phụ huynh cần đảm bảo trẻ được cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu hàng ngày phù hợp với từng giai đoạn phát triển, cho trẻ sinh hoạt trong môi trường sống lành mạnh, ít ô nhiễm. Nên cho trẻ bú mẹ càng sớm và càng lâu càng tốt, cho trẻ vui chơi ngoài trời để hấp thu Vitamin D từ ánh sáng mặt trời. Theo dõi sức khoẻ dựa vào biểu đồ tăng trưởng về chiều cao và cân nặng mỗi tháng ở trẻ nhỏ. Tiêm chủng và uống ngừa đầy đủ theo chương trình tiêm chủng quốc gia.

Tuy nguồn vitamin có sẵn trong tự nhiên rất da dạng, phong phú, dễ tìm nhưng ở trẻ bệnh, ăn uống kém, hoặc ăn không đầy đủ thì nên bổ sung thêm vitamin tổng hợp và các thuốc bổ có chứa Lysine, sẽ giúp bé ăn ngon miệng hơn và ngăn ngừa tình trạng thiếu chất đồng thời đẩy nhanh quá trình hồi phục bệnh nhanh hơn nhờ cung cấp đủ chất giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Bác sĩ: Nguyễn Thị Thanh
Chuyên khoa II Nhi
Trưởng khoa dịch vụ 1

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm