1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Tái sinh cơ, xương, sụn bằng liệu pháp tế bào gốc bắt chước kỳ nhông?

(Dân trí) - Một loại tế bào gốc mới có khả năng sửa chữa các tổn thương đang làm dấy lên triển vọng về phương pháp điều trị tái sinh, bắt chước khả năng “mọc lại chân” của những con kỳ nhông.


Các tế bào gốc bắt chước cách kỳ nhông mọc lại chân bị mất

Các tế bào gốc bắt chước cách kỳ nhông mọc lại chân bị mất

Liệu pháp dựa trên các tế bào gốc đa năng (iMS) có thể được thử nghiệm trên người vào đầu năm tới.

Nhóm nghiên cứu từ Đại học New South Wales, Australia, đã chứng minh khả năng sản xuất tế bào iMS bằng cách lập trình lại các tế bào xương và mỡ.

Về lý thuyết, có thể dùng những tế bào này để sửa chữa xương, sụn và cơ.

Các tế bào có thể sửa chữa xương, sụn và cơ.
Các tế bào có thể sửa chữa xương, sụn và cơ.

Không giống như các loại tế bào gốc khác có thể biệt hóa thành nhiều loại mô, tế bào iMS không bị cho là có nguy cơ gây ung thư.

GS John Pimanda cho biết: “Chúng tôi hiện đang đánh giá liệu các tế bào mỡ người lớn được tái lập trình thành tế bào iMS có thể sửa chữa một cách an toàn các mô bị tổn thương ở chuột hay không, và dự kiến thử nghiệm trên người ​​sẽ bắt đầu vào cuối năm 2017.

Các tế bào IMS là trọng tâm của nghiên cứu mới, được báo cáo trên tạp chí Proceedings của Viện hàn lâm Khoa học Quốc gia Australia, có khả năng hạn chế hơn nhưng được cho là an toàn hơn so với các tế bào ES hoặc iPS. Tế bào này mô phỏng cơ chế loài kỳ nhông sử dụng để mọc lại chân hoặc đuôi bị mất.

Cụ thể họ đã nên "tính dễ biến đổi” cho các tế bào xương và mỡ lấy từ chuột và người. Kỹ thuật này bao gồm tiếp xúc với một hợp chất gọi là AZA và một "yếu tố tăng trưởng" có nguồn gốc tiểu cầu - một chất kích thích tăng trưởng.

TS Ralph Mobbs, cũng từ Đại học New South Wales, người sẽ chỉ đạo các thử nghiệm trên người, chia sẻ: "Liệu pháp này có tiềm năng to lớn trong điều trị đau lưng và cổ, tổn thương đĩa đệm cột sống, thoái hóa cơ và khớp, và cũng có thể tăng tốc độ phục hồi sau những ca mổ phức tạp cần tích hợp xương và khớp với cơ thể”.

Trước đó, các nhà nghiên cứu về điều trị tái sinh đã thử nghiệm với các tế bào gốc đa năng (iPS) được tạo ra từ tế bào gốc phôi (ES). Cả hai loại tế bào đều hoạt động theo cách tương tự như nhân lên vô hạn và có khả năng chuyển dạng thành bất kỳ loại tế bào của cơ thể.

Trong khi các tế bào ES là tự nhiên, lấy từ phôi giai đoạn đầu, thì các tế bào iPS được tạo ra bằng cách tái lập trình tế bào trưởng thành. Nhưng cả hai loại tế bào này đều có nguy cơ tạo nên các khối u ung thư. Đặc biệt, việc tế bào iPS được tạo ra bằng các gen do vi rút bơm vào là điều không thể chấp nhận về mặt lâm sàng.

Cẩm Tú

Theo Independent