Tại sao bé khóc?

(Dân trí) - Bạn đang rối lên khi thấy bé khóc mãi không thôi? Đừng quá lo lắng. Đấy chỉ là cách mà bé đang cố giao tiếp với bạn và hãy bình tĩnh để hiểu điều bé muốn nói.

Giao tiếp với mẹ

 

Khi bé khóc, đặc biệt là khóc rất nhiều thì đấy cũng là một dấu hiệu đáng lo lắng. Song hãy nhớ rằng bé đang ở giai đoạn đầu đời và khóc là cách duy nhất bé có thể cho bạn biết bé cần thứ gì đó

 

Jackie Walsh, một chuyên gia tư vấn sức khoẻ cho biết “Khi bé khóc không có nghĩa bé  cảm thấy đau yếu ở đâu. Đơn giản bé đang muốn bạn quan tâm, âu yếm”.

 

Trong ba tháng đầu tiên, trung bình mỗi ngày bé thường khóc vào khoảng 1 đến 3 giờ mặc dù cường độ đó sẽ giảm dần sau 6 tuần. Sau đó, bé sẽ có cách khác để giao tiếp với bạn, đó là mỉm cười

 

Tại sao bé khóc

 

Có rất nhiều lý do khiến bé khóc.

 

Bé đang đói

 

Bắt đầu bằng những tiếng thút thít nhỏ, sau đó bé sẽ khóc to và dai dẳng hơn. Đấy là dấu hiệu cho biết bé đang đói. Cho bé ăn sẽ làm bé thôi khóc.

 

Thậm chí ngay khi bạn vừa cho bé  ăn cách đó ít thời gian song bé vẫn có thể khóc vì kêu đói bởi bé vẫn chưa đủ no và muốn ăn thêm

 

Bé đang đau

 

Bắt đầu bằng tiếng khóc to sau đó bé thậm chí sẽ hét. Sau một vài giây yên lặng để lấy hơi, bé lại tiếp tục hét to hơn.

 

Hãy kiểm tra xem bé thấy khó chịu ở đâu. Nếu bạn không phát hiện ra, hãy đưa bé tới bác sĩ nội khoa khám.

 

Tã của bé bị bẩn

 

Một vài em bé không thích cảm giác hay không thích mặc tã lót ướt hay bẩn. Vì vậy bé sẽ khóc để cho bạn biết bé muốn bạn thay cho bé chiếc tã mới

 

Bé bị đau bụng

 

Khi bé bị đau bụng, bé sẽ khóc khác so với bình thường. Đau bụng có thể xảy ra vào khoảng ba tuần sau khi sinh. Triệu chứng thường thấy là mặt bé bắt đầu đỏ, bé co đầu gối lên phía bụng và khóc dữ dội trong vài giờ liền.

 

Bé quá nóng hoặc quá lạnh

 

Những đứa trẻ mới sinh thường thích cảm giác ấm áp và an toàn. Vì vậy bạn phải chú ý đến quần áo tã lót của bé để bé không bị rét. Có như vậy bé sẽ ít khóc hơn.

 

Bé cần sự âu yếm

 

Bé muốn bạn quan tâm tới bé hơn, âu yếm và ôm bé vào lòng. Hãy bế bé đi lòng vòng, hát cho bé nghe hay tạo ra những âm thanh êm ái sẽ làm bé nín khóc.

 

Những tổn thương sau khi sinh

 

Các nhà khoa học cho biết rằng việc mang thai quá lâu, đẻ nhanh, “tràng hoa quấn cổ” hay sử dụng kẹp fooc-xép khi sinh bé đều có thể gây ra những tổn thương nhất định cho bé.

 

Vì vậy thuật nắn xương sọ đã trở thành một cách phổ biến giúp chữa trị cho những bé phải chịu những tổn thương trên khi sinh.

 

Quá kích thích

 

Mặc dù những đứa trẻ mới sinh thường thích sự âu yếm. Xong nếu nhận được sự âu yếm nhiều quá ví dụ bé được rất nhiều người bế hay sau khi chuyển từ nơi này đến nơi khác sẽ làm thần kinh bé bị kích thích. Nếu điều đó xảy ra hãy để bé trong không gian yên tĩnh để bé “bình tâm” trở lại.

 

Sự mệt mỏi

 

Bé sẽ không ngủ khi cảm thấy mệt mỏi. Thay vào đó, bé sẽ hay hờn, khóc cho đến khi mệt và được mẹ đặt vào cũi.

 

Nếu bé khóc nhiều và lâu hơn mức bình thường, hoặc nếu bé khóc theo kiểu khác ngày thường thì có nghĩa bé đang cảm thấy khó chịu ở đâu đó. Tốt hết vào trường hợp này bạn cần đưa bé đến bác sĩ để có lời khuyên hiệu quả.

 

N.A

Theo Babylife Magazine

Dòng sự kiện: Chăm sóc trẻ