Sự thật và những lầm tưởng về ung thư vú
(Dân trí) - Bất kỳ một dấu hiệu khác lại ở ngực cũng làm cho chị em lo lắng dù chỉ có 3% những phát sinh ở tuyến vú mới có tính chất nguy hiểm. Giải đáp dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và tránh những lầm tưởng không đáng có.
Đưa một mẫu tế bào đi sinh thiết, điều đó có nghĩa là các bác sỹ nghi ngờ có bệnh ung thư?
- Điều đó chỉ đúng một nửa. Vấn đề là ở chỗ tại cơ sở siêu âm, chụp X quang tuyến vú, các bác sỹ mới có thể xác định được vị trí và kích cỡ của những thay đổi trong tuyến vú. Điều đó đồng nghĩa với việc một bác sỹ không thể chuẩn đoán được bệnh ung thư, vì thế cần phải lấy những mô có sự thay đổi để làm những nghiên cứu bằng kính hiển vi thì mới có thể khẳng định được.
- Việc lựa chọn các mô được tiến hành bởi một cái kim rất tinh xảo. Liệu pháp này không gây đau hơn là tiêm thuốc. Mặc dù có ý kiến cho rằng sinh thiết không thể giúp xác định bệnh ung thư. Nhưng quan trọng là sinh thiết nhiều sẽ chứng minh rõ hơn bạn không mắc bệnh, chứ không phải là bạn mắc bệnh. Tốt nhất chỉ làm sinh thiết một lần, vì làm nhiều lần thường làm cho bạn dằn vặt và lo lắng.
Phụ nữ có ngực to thường dễ mắc bệnh ung thư hơn những người khác?
- Điều này hoàn toàn sai, vì kích cỡ của ngực không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của bệnh.
Hạch ở ngực là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh ung thư vú?
- Đúng. Tuy nhiên khi có những triệu chứng như: hình dạng của ngực thay đổi (bé đi, to lên, biến dạng), chứng mô cứng, thay đổi màu sắc, núm vú bị xệ xuống, vú chảy chất nhờn bạn nên đến ngay bác sỹ để khám. Ngoài ra, cần phải chú ý đến các hạch ở bẹn và đau ở đốt sống.
Chụp X quang tuyến vú có thể thay bằng siêu âm?
- Sai. Các bác sỹ khuyên những phụ nữ dưới 40 tuổi nên siêu âm, vì hình chụp X quang những phụ nữ ở tuổi này rất khó thấy được sự thay đổi. Siêu âm cần phải làm thêm, nếu phim chụp X quang không nhìn thấy rõ hạch hoặc u nang.
Người lớn tuổi ít có khả năng mắc bệnh?
- Thực tế cho thấy 1/3 số người bị bệnh ở độ tuổi từ 40 - 65. Ung thu vú bắt đầu phát triển từ sớm khi mức độ hocmon extrogen tăng cao.
Chế độ ăn uống có thể giảm khả năng mắc bệnh?
- Đúng, nhưng tránh hiểu lầm giữa chế độ ăn kiêng và chế độ ăn hợp lý. Những phụ nữ sống ở vùng biển Địa trung hải ít có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú hơn do họ thường xuyên sử dụng dầu oliu, phụ nữ Nhật cũng ít có khả năng bị bệnh do thường xuyên ăn đồ biển. Trong thực phẩm này có chứa omega 3, axit ngăn ngừa bệnh. Bạn nên ăn những thực phẩm có mức độ extrogen thấp: bắp cải, đậu đỗ, đậu cô ve, bột mỳ và nên trách ăn mỡ động vật.
Nguy cơ mắc bệnh cao, nếu trong gia đinh có ai đó bị bệnh ung thư?
- Đối với các bạn nữ, trong gia đình có người bị bênh ung thư thì khả năng bị bệnh tăng cao (khả năng này còn tăng gấp đôi nếu người mẹ mắc bệnh). Vì thế, những phụ nữ có người nhà bị bệnh nên thường xuyên đi kiểm tra ở bác sỹ.
Phụ nữ không bị ung thư vú trong giai đoạn cho con bú?
- Không hẳn như vậy, nguy cơ mắc bệnh sẽ giảm đi hai lần nếu phụ nữ sinh con trước 26 tuổi. Những phụ nữ đứng tuổi vẫn có nguy cơ phát triển các bệnh ung thư trong thời gian cho con bú.
Các hạch nhỏ ở ngực thường khó có thể sờ thấy được?
- Trong giai đoạn này, hạch nhỏ đến mức thậm chí các bác sỹ kinh nghiệm cũng không thể cảm nhận thấy bằng tay. Do vậy phải chụp X quang mới có thể phát hiện ra bệnh. Phụ nữ nên chụp X quang 1 lần trong giai đoạn từ 35- 40 tuổi, và 2 năm một lần trong giai đoạn 40-50 tuổi, còn sau 50 tuổi thì mỗi năm phải kiểm tra 1 lần.
Hường Anh
Theo Alexandr Boric, pravda