Sự thật đằng sau vụ thu hồi sữa do nghi nhiễm khuẩn độc

Mặc dù đã có công bố chính thức từ các cơ quan chức năng uy tín nhưng người tiêu dùng khắp nơi trên thế giới vẫn chưa hết nghi ngờ về các sản phẩm vừa đầu tháng công bố nghi nhiễm khuẩn, phải thu hồi, cuối tháng lại khẳng định là an toàn.<br><a href='http://dantri.com.vn/event-2290/Thu-hoi-nhieu-loai-sua-nhiem-khuan-doc-than-kinh.htm'><b>&nbsp;>>&nbsp; Thu hồi nhiều loại sữa nhiễm khuẩn độc thần kinh</b></a>

Nhiễm khuẩn, rồi lại không, thực hư ra sao?   
 
Sự việc bắt đầu vào ngày 1/8, sau 1 thông báo chính thức từ hãng xuất khẩu sữa lớn Fonterra (New Zealand) cho thấy khoảng 3 mẻ đạm whey của hãng này có thể nhiễm khuẩn gây độc thần kinh Clostridium botulinum. Ngay lập tức 8 quốc gia liên quan trong đó có Việt Nam đã triển khai các biện pháp phòng ngừa, trong đó tác động mạnh mẽ nhất tới người tiêu dùng là việc thu hồi các lô sữa nghi nhiễm khuẩn. Và để rồi, ngày 28/8, chính Bộ Công nghiệp Cơ bản của New Zealand lại lên tiếng khẳng định sữa nhiễm khuẩn clostridium sporogenes (không gây hại cho sức khỏe con người) chứ không phải Clostridium botulinum. Cụ thể, ông Scott Gallacher, Quyền Thứ trưởng Bộ Công nghiệp cơ bản New Zealand đã khẳng định: “Tôi, Quyền Thứ trưởng Bộ Công nghiệp cơ bản, khẳng định rằng kết quả kiểm nghiệm và các thông tin thu thập thêm đã phát hiện các lô đạm whey nhiễm khuẩn trong công bố của tôi ngày 06/8/2013, không nhiễm khuẩn Clostridium botulinum và không gây nguy hại tới người tiêu dùng. Do đó, theo Mục 37 Luật Thực phẩm 1981 và Mục 84 của Luật Sản phẩm động vật 1999, tôi tuyên bố rút lại công bố đăng ngày 12/8/2013 và tất cả các công bố khác đã đăng trước đây về vấn đề này”.

 

Tuy nhiên, lời khẳng định chắc nịch của 1 quan chức cấp cao New Zealand chưa đủ để trấn an dư luận khắp nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
 
Sự thật đằng sau vụ thu hồi sữa do nghi nhiễm khuẩn độc

Loại trừ yếu tố màu sắc (do quá trình xử lý ảnh sau này), thật khó để phân biệt 2 loại khuẩn Clostridium botulinum và Clostridium sporogenes dưới kính hiển vi.

 

Theo các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về vi khuẩn, Clostridium botulinum và Clostridium sporogenes rất khó phân biệt bởi 2 loại vi khuẩn này chỉ khác nhau ở 1 gien duy nhất. Do đó, việc nuôi cấy các vi khuẩn trong môi trường thí nghiệm và các thử nghiệm sinh hóa sẽ không thể phân biệt được, đây cũng được xem là nguyên nhân làm cho các công bố trước đây về sữa bị nghi nhiễm khuẩn bị sai lệch thông tin.

 

Loại trừ yếu tố màu sắc (do quá trình xử lý ảnh sau này), thật khó để phân biệt 2 loại khuẩn Clostridium botulinum và Clostridium sporogenes dưới kính hiển vi.

 

Và trên thực tế, để đưa ra kết luận chính thức là đạm whey protein nhiễm khuẩn gì, chính phủ  New Zealand đã phải thực hiện độc lập 195 xét nghiệm khác nhau tại các phòng xét nghiệm độc  lập uy tín tại New Zealand và Mỹ.

 

Lý do thực chất của việc thu hồi là gì?

 
Sản phẩm Dumex hoàn toàn an toàn cho người sử dụng

Sản phẩm Dumex hoàn toàn an toàn cho người sử dụng
 

Mặc dù đã có kết quả xét nghiệm chính thức và cho đến nay chưa có bất cứ khiếu nại nào liên quan tới sức khỏe do sử dụng sữa nghi nhiễm khuẩn tại 8 quốc gia nhập nguyên liệu đạm whey của Fonterra nói chung cũng như Việt Nam nói riêng nhưng người tiêu dùng chưa hết băn khoăn về lý do thực sự của việc thu hồi.

 

Vậy nên dù có kết luận chính thức sữa không nhiễm khuẩn độc, nhiều phụ huynh vẫn đặt câu hỏi: “Nếu không có vấn đề sao lại thu hồi?”.

 

“Chúng tôi chủ động thu hồi 1 lô sản phẩm của Dumex Gold bước 2, 800gr (ngày sản xuất 30 05 2013) vì sức khỏe của trẻ luôn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Trách nhiệm của Dumex là đảm bảo chất lượng sản phẩm.  Dù trước khi ra thị trường, sản phẩm Dumex đã trải qua hơn 1.000 bước  kiểm tra và không phát hiện vi khuẩn Clostridium Botulinum nhưng ngay khi nhận được thông tin từ Fonterra về khả năng nguyên liệu sữa có nghi ngờ bị nhiễm khuẩn, Danone VN đã ngay lập tức thu hồi để xác định lại thông tin. Dù biết chắc chắn việc làm này sẽ ảnh hưởng lớn đến hình ảnh & tình hình kinh doanh của công ty Danone tại Việt Nam”.

 

Trên thực tế, song song với việc chờ kết quả kiểm nghiệm từ chính phủ New Zealand, Danone Việt Nam cũng đã đưa mẫu sản phẩm tới Viện Vệ sinh Y tế công cộng (Bộ Y tế) và Trung tâm Dịch vụ Phân tích thí nghiệm (Sở khoa học Công nghệ TPHCM) và kết quả đều khẳng định sản phẩm Dumex an toàn.

 

Và lý do của việc thu hồi được tái khẳng định 1 lần nữa khi ông Trần Quang Trung,Cục Trưởng Cục An Toàn Thực Phẩm (Bộ Y Tế) nhận định: “Tôi cho rằng việc thu hồi phòng ngừa sản phẩm đã thể hiện tinh thần trách nhiệm của các công ty sản xuất sữa đối với người tiêu dùng, hành động thu hồi của họ đã cho thấy họ đặt lợi ích của nguời tiêu dùng lên trên lợi nhuận của mình. Những hành động này cần phải được ủng hộ”.

 

 Nhân Hà