Sử dụng thuốc y học cổ truyền để phòng, điều trị trĩ hiệu quả!

(Dân trí)- Trong hơn 2 giờ giao lưu trực tuyến, hơn 100 câu hỏi của độc giả đã được các bác sĩ, chuyên gia trả lời trực tiếp, cụ thể về các biểu hiện, mức độ của bệnh, cũng như cách điều trị, phòng bệnh hiệu quả bang những bài thuốc Y học cổ truyền.<br><a href='http://giaoluu.dantri.com.vn/Public/113/dang-ky-phong-van.html'><b>&nbsp;>>&nbsp; Xin mời theo dõi cuộc giao lưu TẠI ĐÂY</b></a>

Đang giao lưu trực tuyến phòng và trị bệnh trĩ
Phó Tổng Biên tập báo điện tử Dân trí Phạm Tuấn Anh tặng hoa chào mừng các khách mời tham gia cuộc giao lưu.
 
“Thập nhân cửu trĩ” - các bác sĩ đã sử dụng câu tổng kết của cổ nhân để nói về sự phổ biến của bệnh trĩ. Vậy nên chỉ trong 1 thời gian ngắn, báo Dân trí đã nhận được hơn 1.000 câu hỏi xoay quanh những băn khoăn trong điều trị và làm sao để tránh tái phát bệnh trĩ nhờ gửi tới BS CKII Hoàng Đình Lân, Tổng thư ký Hội Hậu môn trực tràng Việt Nam, TS.BS Nguyễn Thế Thịnh, Trưởng khoa Ngoại, BV Y học cổ truyền Việt Nam và TS Nguyễn Văn Quân, Phó Trưởng phụ trách bộ môn bào chế, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam. Trong đó, nhiều câu hỏi tập trung vào ý làm thế nào để phân biệt được mình bị trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp.

 

TS.BS Nguyễn Thế Thịnh cho biết: “Trĩ nội xuất phát từ đám tĩnh mạch trĩ trên gọi là hệ thống tĩnh mạch trĩ nội nằm phía trên đường lược. Trĩ ngoại xuất phát từ đám tĩnh mạch trĩ dưới là hệ thống tĩnh mạch nằm ở phía dưới đường lược.

 

Triệu chứng trĩ nội ban đầu đi cầu ra máu tươi, sau nặng dần lên thì búi trĩ sa ra ngoài sau mỗi lần đi cầu. Trĩ ngoại nằm ở phía ngoài hậu môn, không bao giờ đi cầu ra máu, có thể gặp một số biến chứng như đau hậu môn”.

 

Bệnh trĩ không phải do vi khuẩn hay vi rút gây ra. Bệnh trĩ là do chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hoặc nghề nghiệp hoặc do sinh nở, do viêm đại tràng”.

 

Ai cũng có trĩ nhưng chỉ sinh ra bệnh trĩ khi các búi trĩ có các biểu hiện bệnh lý bằng các triệu chứng tắc mạch sưng đau, hoặc là viêm chảy máu hoặc chảy dịch, hoặc sa lồi ra ngoài thì lúc đó ta gọi là bệnh trĩ .

 

Trĩ ngoại không có phân độ, chỉ có trĩ nội mới phân độ (4 độ). Trĩ ngoại chỉ điều trị khi có dấu hiệu tắc mạch trĩ. Để biết bệnh trĩ nặng hay nhẹ thì phải thăm khám và bệnh trĩ chỉ được điều trị khi có dấu hiệu ảnh hưởng đến cuộc sống như đau, chảy máu, ngứa hoặc sa lồi búi trĩ”, BS CKII Hoàng Đình Lân giải thích.

 

Về nguyên tắc bệnh trĩ không có ở trẻ em. Trong trường hợp cháu nhà bạn có thể trước đó cháu có 1 lần đi cầu bị táo bón gây nứt rách hậu môn”, TS.BS Nguyễn Thế Thịnh nhấn mạnh.

 

Với những băn khoăn về các phương pháp điều trị bệnh trĩ, các chuyên gia nhận định: “Vấn đề cơ bản là nhiều bệnh nhân không biết thông tin và chưa nhận được sự tư vấn đầy đủ của các chuyên gia về hậu môn trực tràng".

Cụ thể, với các phương pháp phẫu thuật, làm thủ thuật, chủ yếu là cho trĩ nội  độ 3, độ 4 và cho trĩ ngoại gây tắc mạch sưng đau…

- Phẫu thuật longgo là một phương pháp có nhiều ưu việt (ít đau) nhưng tỷ lệ tái phát rất cao.

 

- Với phương pháp tiêm hoại tử búi trĩ, TS. BS Nguyễn Thế Thịnh, Trưởng koa Ngoại, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam cho biết: “Tùy theo mức độ tiêm hoại tử có thể gây nhiễm trùng tại chỗ, chảy máu thứ phát. Theo tôi, đây là một phương pháp có nhiều tính ưu việt như ít đau, không ảnh hưởng đến sinh hoạt người bệnh, chi phí ít tốn kém, tỉ lệ khỏi cao. Tất nhiên, biến chứng nhiễm trùng hay chảy máu thứ phát là nghiêm trọng nhưng nếu được xử lý một cách kịp thời như sử dụng các thuốc cầm máu, kháng sinh,... thì có thể hoàn toàn yên tâm”.

 

- “Chích xơ teo búi trĩ chỉ là biện pháp giải quyết tạm thời chứ không thể loại bỏ hẳn búi trĩ”, BS CKII Hoàng Đình Lân cho biết.

 

- Cắt bỏ các búi trĩ ngoại bằng các song cao tần hoặc khâu triệt mạch là phương pháp phẫu thuật triệt để.

 

Còn với những trường hợp bị trĩ nhẹ hơn hoặc chưa có điều kiện để phẫu thuật thì có thể điều trị nội khoa bằng các bài thuốc y học cổ truyền kết hợp với tây y.

 

Trả lời cho câu hỏi “Thuốc tây y có chữa dứt điểm bệnh trĩ”,  TS Nguyễn Văn Quân, Phó Trưởng phụ trách bộ môn bào chế, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, cho biết: “Hiện nay không có thuốc tân dược chữa dứt điểm bệnh trĩ nội. Khi điều trị bằng tân dược, người ta sử dụng các thuốc chống suy tĩnh mạch, cầm máu, giảm đau, bôi trơn đại tràng hậu môn. Trong đông y, người ta có thể phối hợp các vị thuốc có tác dụng tương tự như thuốc tân dược. Tốt nhất, bạn nên phối hợp các thuốc tân dược với một số thuốc thảo dược hiện có trên thị trường như bổ trung ích khí hoàn, Safinar...

 

Với câu hỏi: “Điều trị bằng thuốc y học cổ truyền có hiệu quả và có mất nhiều thời gian không”, BS CKII Hoàng Đình Lân giải thích: “Điều trị bằng y học cổ truyền phải kéo dài thời gian từ 1-2 tháng và đó là các bài thuốc chữa trĩ cổ phương hoặc các loại thuốc đã hiện đại hóa từ các bài thuốc đông dược như thuốc tiêu trĩ Safinar. Ngoài ra, bản thân phải kiêng khem trong sinh hoạt, dinh dưỡng theo lời dặn của thầy thuốc”.

 

Để bệnh không tái phát sau điều trị, TS Nguyễn Văn Quân khuyên: “Bạn cần chú ý những vấn đề sau khi phẫu thuật trĩ như ăn nhiều chất xơ, rau mát, hoa quả mất, dùng nhiều nước, tăng luyện tập thể dục, uống nước nhiều (tốt nhất là uống nước âm-dương tức là nước trộn nửa nóng nửa lạnh), thường xuyên xoa bụng theo chiều kim đồng hồ. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các thuốc chữa trĩ như Safinar vừa có tác dụng tiêu trĩ, vừa có tác dụng chống tái phát trĩ, vừa mát đại tràng, vừa bền thành mạch và đại tiện dễ dàng”.

 

Và cuối cùng, các chuyên gia về hậu môn trực tràng đều khẳng định: “Nguyên nhân mắc bệnh trĩ chỉ là những nguyên nhân cơ hội như đứng lâu, ngồi nhiều, ăn uống không điều độ, lỵ, táo bón kéo dài”. Do đó “bạn nên tập thể dục thường xuyên, ăn nhiều chất xơ, chất mát, tránh chất kích thích, vệ sinh cá nhân tốt, không làm việc nặng, ngồi đúng tư thế và không nên ngồi hoặc đứng 1 chỗ quá lâu...” và trong trường hợp chưa thể đi phẫu thuật “Bạn có thể uống các thuốc thảo dược sẵn có như Safinar hoặc các sản phẩm có chứa flavonoid, ăn lá diếp cá và đun nước xông cá diếp cá vào vùng hậu môn...”, BS CK II Hoàng Đình Lân khuyên.
 
Trần Phương