“Sát thủ” giấu mặt trong đột quỵ não
Tăng huyết áp, rối loạn lipid máu... thường được biết đến như là các yếu tố nguy cơ của đột quỵ. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chỉ ra, gốc tự do mới chính là “sát thủ” giấu mặt gây nên đột quỵ não.
Gốc tự do là nguyên tử hay phân tử có hại, được sinh ra từ các quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể và từ các tác động của môi trường bên ngoài. Do bị mất đi một điện tử âm (electron) nên chúng rất không ổn định và liên tục cướp lấy điện tử từ xung quanh, phá hủy tế bào và lại biến các nguyên tử, phân tử khác thành những gốc tự do gây hại mới.
Khi trẻ, hệ thống phòng thủ chống gốc tự do trong cơ thể chúng ta còn hoạt động tốt, đảm bảo kiểm soát gốc tự do ở mức độ cho phép. Tuy nhiên, sau tuổi 30, khi mà hệ thống phòng thủ này yếu đi, cộng với môi trường ngày càng ô nhiễm và lối sống hiện đại bất lợi cho sức khỏe (như ít vận động, sử dụng thực phẩm công nghiệp v.v...), gốc tự do có cơ hội không ngừng sản sinh nhiều lên trong cơ thể và tấn công vào các cấu trúc tế bào.
Tại mạch máu não, gốc tự do gây tổn thương thành mạch, dẫn đến sự hình thành và phát triển các mảng xơ vữa và huyết khối. Đây là tác nhân trực tiếp làm hẹp động mạch hoặc gây tắc mạch, khiến giảm lưu lượng máu đến nhu mô não, nhẹ thì gây ra cơn thiếu máu não thoáng qua hoặc trầm trọng hơn là gây đột quỵ não (còn gọi là tai biến mạch máu não).
Khi đột quỵ xảy ra, mọi hoạt động cung cấp máu cho não ngưng trệ đột ngột, gây thiếu ôxy và các chất dinh dưỡng cho các vùng não, dẫn đến chết tế bào não chỉ sau một thời gian ngắn. Lúc này, bệnh nhân có những biểu hiện thường gặp như: méo miệng, mất phản xạ đột ngột, đau đầu dữ dội, liệt chi...
Đột quỵ não có tỉ lệ tử vong rất cao, chiếm đến 50% các trường hợp. Theo Bộ Y tế, mỗi năm có khoảng 300.000 ca đột quỵ. Đáng lưu ý là số ca mắc không ngừng tăng, đặc biệt là ở nhóm người trong độ tuổi lao động, trong khi trước đây bệnh thường xuất hiện ở nhóm người cao tuổi.
Trước đây, người ta cho rằng đột quỵ chỉ xảy ra ở người cao tuổi, nhưng hiện nay căn bệnh này đang được trẻ hóa, đặc biệt là xảy ra vào thời điểm“hoàng kim” của cuộc đời.Thống kê tại BV Bạch Mai (Hà Nội) cho thấy, đơn vị này hàng năm phải tiếp nhận từ 3.000 - 4.000 ca cấp cứu đột quỵ. Còn tại BV Chợ Rẫy (TP.HCM), tính riêng số bệnh nhân đột quỵ nằm điều trị ở mức từ 4.000 - 4.500 ca/ năm.
“Tỷ lệ mắc và tử vong do đột quỵ sẽ giảm đi nếu số lượng gốc tự do được kìm hãm ở mức độ vừa phải”, GS Hinh cho biết. Theo đó, chúng ta có thể ngăn ngừa và làm chậm quá trình tổn thương mạch não gây đột quỵ bằng cách giảm thiểu các yếu tố tăng sinh gốc tự do. Cụ thể, cần kiểm soát tốt các yếu tố như: căng thẳng tâm lý (stress), thiếu dinh dưỡng, hút thuốc lá, uống rượu bia, ô nhiễm môi trường, chấn thương, nhiễm khuẩn, nhiễm phóng xạ...
Hiện nay, các thảo dược, trái cây và rau quả trong đó có Blueberry sinh trưởng ở Bắc Mỹ có chứa nhóm chất chống gốc tự do tự nhiên với hàm lượng rất cao đã được coi là nguồn cung cấp dồi dào các chất chống gốc tự do cho não. Chúng có tác dụng trung hòa gốc tự do mạnh mẽ, ức chế quá trình oxy hóa của cholesterol "xấu", điều tiết những yếu tố gây viêm, làm giảm tổn thương thành mạch, giúp não được cung cấp oxy và dưỡng chất đầy đủ, từ đó ngăn ngừa các cơn đột quỵ.
Bên cạnh đó, tinh chất Blueberry còn vượt qua được hàng rào máu não, kích hoạt các enzyme bảo vệ não như Catalase và Superoxide dismutase... Các enzyme này có nhiệm vụ giữ cho các tế bào thần kinh không bị vô hiệu hóa trước sự tấn công của các gốc tự do, làm tăng cường và tái tạo các kết nối thần kinh, nhờ đó có tác dụng cải thiện trí nhớ, phục hồi nhận thức và vận động...
Hồng Phúc