Phương pháp giúp cải thiện triệu chứng vảy nến được nhiều người áp dụng
(Dân trí) - Vảy nến chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Các phương pháp can thiệp có tác dụng cải thiện các triệu chứng, kéo dài thời gian ổn định và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Vảy nến là bệnh gì?
Thông thường, tế bào da sẽ mất khoảng 28 - 30 ngày để sản sinh, chết đi, tiến dần lên bề mặt da, rồi rơi ra ngoài cơ thể. Nhưng khi bị vảy nến, do sự tấn công của hệ miễn dịch bị rối loạn, tế bào da bị đẩy nhanh quá trình gấp 10 lần, chỉ còn 3 - 4 ngày. Các tế bào da hình thành liên tục, chết đi và được nâng lên bề mặt da nhưng không thể rơi ra ngoài cơ thể nên tích tụ lại, gây viêm sưng và hình thành những tổn thương da đỏ, có vẩy trắng. Đây là bệnh tự miễn mạn tính ảnh hưởng đến khoảng 125 triệu người trên thế giới, trong đó có 2,5 triệu người Việt Nam.
Triệu chứng bệnh vảy nến đặc trưng là các tổn thương da màu đỏ thành mảng có đường kính từ 2 – 20 cm. Chúng sẽ sưng lên, có bờ rõ ràng, vảy trắng trên bề mặt và ngứa ngáy rất khó chịu. Bệnh thường xuất hiện ở vùng tì đè như khuỷu tay, đầu gối, da đầu,… Đây là triệu chứng của vảy nến thể mảng (vảy nến mảng bám).
Ngoài ra, vảy nến còn có các loại sau:
- Vảy nến thể giọt: Da xuất hiện các chấm nhỏ màu đỏ, sưng viêm, có vảy trắng và ngứa ngáy.
- Vảy nến thể mủ (vảy nến mụn mủ): Da xuất hiện các đám mụn nước có mủ trắng ở trên. Các mụn mủ này có thể vỡ ra, gây đau đớn và nhiễm trùng.
- Vảy nến đảo ngược: Tổn thương da màu đỏ tươi, mịn, không có vảy và thường xuất hiện ở nách, háng, sau gối,…
- Vảy nến thể móng: Móng tay, chân bị sần sùi, đổi màu, giòn, dễ gãy.
- Vảy nến toàn thân: Da đỏ khắp cơ thể như tôm luộc và xuất hiện vảy trên người. Người mắc có thể sốt, ớn lạnh, do đó cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
- Viêm khớp vảy nến: Vảy nến ảnh hưởng đến khớp, khiến khớp bị sưng, viêm và đau, ảnh hưởng đến vận động.
Vảy nến có nguy hiểm không?
Vảy nến là bệnh ngoài da lành tính, không ảnh hưởng đến tính mạng người mắc nhưng lại tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Nhiều người chia sẻ rằng, những mảng vảy nến khiến họ tự ti, xấu hổ và ngại giao tiếp với mọi người xung quanh.
Ngoài ra, nếu chữa trị vảy nến chậm trễ, tổn thương da sẽ ảnh hưởng đến khớp, gây bệnh tim mạch, tiểu đường, thậm chí là ung thư da. Do đó, người mắc không nên chủ quan mà cần có các biện pháp chữa bệnh sớm, đúng cách giúp cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa vảy nến tái phát hiệu quả.
Phương pháp giúp hỗ trợ cải thiện vảy nến
Mục tiêu chữa trị vảy nến hiện nay là cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa tái phát. Tùy vào mức độ, thể bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp giúp phù hợp. Nếu bệnh nhẹ, mới khởi phát thì bác sĩ thường khuyên người mắc áp dụng phương pháp tại chỗ (sử dụng thuốc, kem bôi trực tiếp lên tổn thương) và thay đổi lối sống. Còn nếu bệnh đã nặng, có biến chứng thì phải kết hợp liệu pháp toàn thân với các phương pháp khác.
Sử dụng thuốc chữa bệnh vảy nến
Sử dụng thuốc chữa bệnh vảy nến là cách được nhiều người áp dụng. Chúng hoạt động dựa trên cơ chế chống viêm, ức chế hệ miễn dịch nên giúp cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên, chính điều này lại khiến hệ miễn dịch suy yếu, làm cho vảy nến ngày càng trầm trọng và khó kiểm soát. Ngoài ra, thuốc có rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể như gây loãng xương, teo da, ảnh hưởng đến gan, thận,… Chính vì thế, hãy cẩn trọng khi sử dụng thuốc.
Sử dụng quang hóa trị liệu
Quang hóa trị liệu là phương pháp sử dụng ánh sáng tia UV hoặc ánh sáng mặt trời để cải thiện các triệu chứng bệnh vảy nến. Phương pháp này khá an toàn nhưng vẫn có một số biến chứng như gây bỏng, nhạy cảm với ánh nắng mặt trời hoặc ung thư da. Ngoài ra, chi phí chữa vảy nến bằng quang hóa trị liệu khá tốn kém nên nhiều người mắc bệnh không thể tiếp cận được.
Cải thiện lối sống lành mạnh
Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp trên, người mắc vảy nến cần có lối sống lành mạnh, tránh những yếu tố nguy cơ gây bệnh. Cụ thể:
- Thực hiện một chế độ ăn uống khoa học: Người bị vảy nến nên bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều omega-3 như cá hồi, cá trích, vừng đen,...; Ăn nhiều rau xanh, các loại đậu,...; Tránh uống rượu bia, hút thuốc lá; Hạn chế uống sữa, ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt ngựa vì đây đều là các thực phẩm gây viêm.
- Tăng cường vận động, tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày. Điều này sẽ giúp cải thiện các triệu chứng bệnh vảy nến hiệu quả.
- Quản lý tốt stress, căng thẳng: Điều này không chỉ tốt khi bị bệnh vảy nến mà còn rất tốt cho sức khỏe toàn trạng.
- Bảo vệ da không bị trầy xước, cháy nắng.
Ngoài các biện pháp trên, người mắc vảy nến cần sử dụng thêm các sản phẩm thảo dược thiên nhiên cả dạng uống trong và bôi ngoài để cải thiện vảy nến từ trong ra ngoài. Cụ thể, bạn có thể tham khảo loại kem bôi thảo dược chứa lá sòi, ba chạc, phá cố chỉ và thành phần chính chitosan - Đây là chất được tinh chế từ vỏ tôm hoặc vỏ các loài giáp xác khác giúp hình thành mô mới.
Chitosan có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, ức chế sự chết tế bào, từ đó giúp làm mịn da, bảo vệ da khỏi các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Còn loại viên uống chứa thành phần từ cây sói rừng - Đây là thảo dược có tác dụng hoạt huyết giảm đau, khu phong trừ thấp, tiêu viêm giải độc và chống tự miễn. Ngoài ra, sản phẩm viên uống còn có sự kết hợp của nhàu, bạch thược, hoàng bá, thổ phục linh, nhũ hương giúp tăng cường hệ miễn dịch, từ đó cải thiện các triệu chứng, ngăn ngừa vảy nến tái phát.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang, kem dược liệu Explaq – Bộ sản phẩm cho người bị vảy nến
Vảy nến là các biểu hiện tổn thương ngoài da. Người bị vảy nến do tự miễn thường rất tự ti khi giao tiếp, ngại gặp mọi người xung quanh, khiến cho công việc và cuộc sống bị ảnh hưởng nhiều.
Người bị vảy nến có thể sử dụng thêm các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên như thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang và kem thảo dược Explaq. Kim Miễn Khang với thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với các thành phần khác như: L-carnitine fumarate, nhàu, bạch thược, hoàng bá, thổ phục linh, nhũ hương giúp hỗ trợ chữa trị và ngăn ngừa triệu chứng các bệnh tự miễn như vảy nến. Giúp tăng cường năng lượng cho tế bào, hỗ trợ phục hồi và điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể trong các bệnh tự miễn dịch. Kem Explaq với thành phần chính là chitosan – được tinh chế từ vỏ tôm, cua,… kết hợp với các thành phần khác góp phần làm sạch vảy nến và các tế bào da chết, dưỡng da, duy trì độ ẩm, làm dịu da, giữ cho da mềm mại, mịn màng.
Để đạt hiệu quả, Kim Miễn Khang nên được sử dụng theo từng đợt từ 3-6 tháng và nên dùng Explaq hàng ngày.
Sản phẩm được phân phối bởi Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu. Địa chỉ: 171 Phố Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội. Liên hệ 024.38461530 – 024.37367519, hotline miễn cước 18006107 – Website: https://kimmienkhang.vn/, https://explaq.vn/
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
Bích Thảo