1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Phòng ngừa và điều trị tiêu chảy ngày hè

Trong mùa hè, tiêu chảy là một trong những căn bệnh phổ biến nhất vào đối với cả người lớn và trẻ em. Tùy mức độ, đây là căn bệnh nguy hiểm, dễ lây lan và có thể gây tử vong nếu không điều trị đúng và kịp thời.

Những ngày mùa hè nắng nóng lại sắp tới gần làm thay đổi nhiều thói quen sinh hoạt. Nhiệt độ ngoài trời tăng cao kèm theo khói, bụi ô nhiễm môi trường tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các loại nấm, vi khuẩn, vi-rút và côn trùng gây bệnh phát triển mạnh và có thể xâm nhập cơ thể nếu chúng ta không đề phòng.

 

Trong mùa hè, tiêu chảy là một trong những căn bệnh phổ biến nhất vào đối với cả người lớn và trẻ em. Tùy mức độ, đây là căn bệnh nguy hiểm, dễ lây lan và có thể gây tử vong nếu không điều trị đúng và kịp thời.

 

Các nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy trong mùa hè

 

Các nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy trong mùa hè

 

Vào mùa hè, nhiệt độ cao rất thuận lợi cho sự thoái hóa thực phẩm và sự phát triển của các loại vi khuẩn, nấm nên thức ăn rất chóng hư hỏng. Ngoài ra, thời tiết nắng nóng tạo điều kiện cho ruồi, muỗi, chuột, gián, kiến... sinh sôi nảy nở nên càng dễ làm lây lan các mầm bệnh đường tiêu hóa qua thực phẩm và nước uống.

 

Tiêu chảy mùa hè thường có liên quan đến nhiễm khuẩn đường ruôt. Các nguyên nhân gây tiêu chảy thường tạo nên tình trạng mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột. Khi các vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường ruột và nếu chúng mạnh hơn hơn hoặc sức đề kháng cơ thể kém, thì chúng sẽ lấn áp các vi khuẩn có lợi và tiết ra độc tố gây tiêu chảy.

 

Phòng và chữa bệnh tiêu chảy mùa nắng nóng

 

Muốn phòng bệnh tiêu chảy mùa hè tốt, trước tiên phải quản lý phân, chất thải, vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm thật tốt.

 

Mặt khác, không nên ăn rau sống, không ăn các thực phẩm chưa được nấu chín như tiết canh, thịt tái nem chạo, nem chua, các loại gỏi. Đồ ăn thức uống phải đậy kỹ, tuyệt đối không ăn các loại thức ăn đã bị ôi thiu, không uống các loại nước giải khát bán dạo, mất vệ sinh. Ngoài ra, cần vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng và đi găng đảm bảo tiêu chuẩn trước khi chế biến thực phẩm.

 

Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

 

Khi bị tiêu chảy bạn cần có chế độ ăn uống hợp lý để cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể mà không gây tổn thương lên hệ tiêu hóa. Ưu tiên hàng đầu là bù nước và chất điện giải, cân bằng nước và hệ vi sinh đường ruột. Một trong các phương pháp điều trị hiệu quả là tái lập sự cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột bằng cách bổ sung một hệ vi khuẩn có lợi mới dưới dạng các chế phẩm probiotic (men vi sinh). Có hai dạng men vi sinh là men vi sinh có nguồn gốc vi khuẩn và men vi sinh có nguồn gốc nấm men. Trong đó, men vi sinh có nguồn gốc nấm men trong điều trị tiêu chảy. Saccharomyces boulardii (S. boulardii) là loại men vi sinh duy nhất ở dạng nấm men, được dùng trong các trường hợp điều trị và phòng ngừa về các vấn đề tiêu hoá, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh, điều trị tiêu chảy do nhiễm trùng cho trẻ em, người lớn và người già, phòng ngừa và điều trị tiêu chảy do Clostridium difficile hay tiêu chảy do dùng kháng sinh. Ngoài ra men S.boulardii còn có tác động tăng cường hoạt động của men tiêu hoá, tạo thuận lợi cho việc hấp thụ chất dinh dưỡng và dung nạp sữa ở trẻ em.

 

Saccharomyces boulardii - Nấm men được các tổ chức tiêu hóa thế giới khuyên dùng

 Men Saccharomyces boulardii (S. boulardii) được các tổ chức tiêu hóa thế giới cũng như các tạp chí y khoa uy tín khuyên dùng với hơn 150 nghiên cứu lâm sàng.

Hiện nay trên thị trường có sẵn các sản phẩm men S.Boulardii đông khô, dạng viên nang vô cùng thuận tiện. Trong mỗi gam men S.Boulardii đông khô chứa tới 10 tỉ đơn vị men sống giúp thiết lập và duy trì hoạt động hiệu quả của đường ruột, cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Các ông bố bà mẹ cũng có thể yên tâm sử dụng S.Boulardii cho con mình, bằng cách tháo nắp viên nang, cho thuốc trong nang vào bình sữa, ly nước hay trái cây cho trẻ uống mà không lo làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.