PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh hướng dẫn cách chăm sóc trẻ mắc hen phế quản
Thời tiết rét sâu về đêm và sáng sớm với nhiệt độ thấp nhất 12 dộ C; trong khi ban ngày nhiệt độ cao nhất có thể lên tới 22 độ C… đã khiến nhiều cha mẹ đứng ngồi không yên vì lo con tái phát hen cấp tính.
Chị Ngọc Anh (Quận 12, HCM), mẹ của bệnh nhi (2 tuổi) cho biết, trong hơn một tháng qua, con chị phải nhập viện 3 lần vì bệnh hen. “Ban đầu cháu chỉ bị viêm phổi thôi. Sau chuyển qua hen. Hơn tháng nay, cháu cứ nằm viện được một tuần, xuất viện về mấy ngày lại phát bệnh, vô viện lại. Ba lần rồi”.
Trong hoàn cảnh lo lắng tương tự, chị Mai (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ, thời tiết đợt này thay đổi liên tục, hai bé nhà chị lần lượt ho, khò khè. Do bé đầu có tiền sử mắc hen phế quản nên lúc nào chị cũng như ngồi trên đống lửa, chỉ sợ con tái phát cơn hen. Cũng may đợt này bé thứ 2 chỉ bị kho kích ứng thời tiết nhưng nhà neo người, không ai chăm con, chị đành phải xin nghỉ còn bé lớn thì gửi sang nhà bác.
Theo các chuyên gia, bệnh lý hô hấp tang 10-20% ở trẻ em, khi trời trở lạnh đột ngột hay những ngày có áp thấp nhiệt đới, mưa bão, thời tiết thay đổi….
Theo PSG. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai – Mũi – Họng TW, thời tiết thay đổi ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe con người, đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ có sức đề kháng kém sẽ rất dễ nhiễm bệnh.
Dịp Tết cũng là thời điểm đang trong giai đoạn chuyển mùa, từ đông sang xuân, tạo ra sự thay đổi về môi trường, nhiệt độ, độ ẩm…những trẻ mắc hen phế quản có khả năng thích nghi với môi trường kém sẽ thường xuyên bị tái phát cơn hen. Do đó, để dự phòng hen phế quản tốt nhất cho trẻ, yếu tố tiên quyết là phải tránh các yếu tố gây khởi phát cơn hen.
“Ngoài yếu tố thời tiết thì cảm cúm, ho, sổ mũi, nhiễm lạnh…cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ lên cơn hen hơn.
Nhất là dịp cuối năm lễ tết cũng là lúc nhiều gia đình cho trẻ đi chơi, du xuân, PGS Dinh khuyến cáo, nếu trẻ quá mẫn cảm thì không nên chọn chỗ quá đông người. Nếu trẻ có nhu cầu vui chơi thì phải mặc áo ấm, đeo khẩu trang, vệ sinh tay chân; cho trẻ nên được tiêm vắc xin cúm, phế cầu….
Ngoài ra, phụ huynh cũng cần chú ý tới các yếu tố khác làm khởi phát cơn hen ở trẻ như: mùi nặng (nhiều trẻ lên cơn hen khi hít phải mùi véc ni, gỗ mới…), khói thuốc, thú lông, phấn hoa, thuốc aspirine, căng thẳng…” - PGS Dinh cho biết thêm.
Khi có các dấu hiệu, dù đơn giản như khò khè cũng cần được phụ huynh theo dõi kỹ. Đặc biệt trong 2 – 3 năm đầu đời, nếu trẻ ho, khò khè, khó thở lặp lại nhiều lần khi thời tiết chuyển mùa thì các bậc phụ huynh không nên thờ ơ mà nên đưa trẻ tới các bác sỹ chuyên khoa để xác định xem trẻ có mắc hen hay không.
Trẻ bị hen khi dùng thuốc thì phải tuân thủ đúng, đều đặn theo chỉ định của bác sỹ và tái khám định kỳ. Có thể sử dụng các thuốc thảo dược được cấp phép để điều trị cho trẻ an toàn.
Truy cập www.benhhen.vn để biết thêm thông tin về các bệnh hô hấp hoặc gọi 1800 5454 35 để được chuyên gia tư vấn.
Thuốc hen P/H Cao lỏng thảo dược Phòng cơn hen tái phát Điều trị các thể hen phế quản Thành phần: Ma hoàng... 20g; Tế tân... 6g; Bán hạ... 30g; Cam thảo... 20g; Ngũ vị tử... 20g; Can khương... 20g; Hạnh nhân... 20g; Bối mẫu... 20g; Trần bì... 20g; Tỳ bà diệp... 20g; Đường kính, tá dược vừa đủ…250ml. Cách dùng & liều dùng: Ngày uống 2 lần (sau bữa ăn). Từ 1- 2 tuổi: mỗi lần uống 2 thìa café (10ml). Từ 3- 6 tuổi: mỗi lần uống 3 thìa cafe (15ml). Từ 7-12 tuổi: mỗi lần uống 4 thìa cafe (20ml). Người lớn: mỗi lần uống 6 thìa cafe (30ml). Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên. Đợt điều trị từ 8 đến 10 tuần. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Công ty Đông Dược Phúc Hưng Địa chỉ: 96-98 Nguyễn Viết Xuân - Hà Đông - Hà Nội. Điện thoại liên hệ: 0916 561 338 - 1800 545435. https://www.facebook.com/benhhenphequan Số tiếp nhận ĐKQC của cục QLD: 1163/12/QLD-TT, ngày 18-10-2012 |